• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đỉnh điểm leo thang căng thẳng Iran: Châu Âu có biết cách kiềm chế Mỹ?

Thế giới 16/05/2019 13:40

(Tổ Quốc) - Tờ Aljazeera cho rằng, Châu Âu dường như là nhân vật quyền lực duy nhất có thể tác động đến Mỹ về vấn đề Iran trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, phương Tây liệu có đủ sức đề làm điều này?

Khoảng cách quan hệ giữa Mỹ và châu Âu về vấn đề Iran có thể bị ảnh hưởng ở hiện tại trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Tehran và Washington. Mâu thuẫn hiện tại giữa Mỹ và Iran không có nghĩa là đã kết thúc mọi quan hệ nhưng ngầm định hiểu rằng nó ảnh hưởng đến các quan hệ xuyên Đại Tây Dương và Trung Đông.

Đỉnh điểm leo thang căng thẳng Iran: Châu Âu có biết cách kiềm chế Mỹ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:AP

Cả Mỹ và châu Âu đều muốn Iran nên kiềm chế trước căng thẳng này. Tuy nhiên, trong quá khứ, các bất đồng đã xảy ra. Câu hỏi đặt ra là liệu có phải là mâu thuẫn trong vấn đề "củ cà rốt hay cây gậy" lại tiếp tục và liệu Iran có chịu khuất phục?

Châu Âu muốn Tehran giảm căng thẳng và tuân thủ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) trong khi Mỹ muốn ép nước này phải thỏa thuận nhiều hơn thông qua các trừng phạt cứng rắn từ các đe dọa.

Ông Mohamed ElBaradei, cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế của Liên hợp quốc (IAEA) cho rằng, Iran không dễ bị khuất phục để có thể vòng vo trong triết lý "cây gậy và củ cà rốt". Họ có đủ sức mạnh để ép Mỹ giảm trừng phạt, một lời xin lỗi hay sự tôn trọng.

Trong bối cảnh khủng hoảng gia tăng, sự bất đồng giữa Mỹ và châu Âu cũng đang trở nên tồi tệ hơn.

Vấn đề của châu Âu hiện tại

Chính quyền Tổng thống Trump không nhằm trực diện vào châu Âu bởi xuất phát từ một số vấn đề. Đầu tiên, họ thuyết phục rằng, Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) là một thỏa thuận tồi tệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Obama mà không hề đảm bảo kiểm soát vũ khí của Iran. Thỏa thuận cho phép quốc gia Cộng hòa Hồi giáo mở rộng ảnh hưởng khu vực và cáo buộc đồn đoán Iran hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố đồng thời gây bất ổn cho các đồng minh Ả rập của Washington.

Thứ hai, chính quyền Tổng thống Trump tin tưởng rằng mặc dù thỏa thuận đỉnh cao của ngoại giao đa phương nhưng chủ nghĩa đa phương khó có thể làm điều đúng. Điều này chứng tỏ rằng cần phải có đánh giá cao cho các thỏa thuận quốc tế vì lợi ích chung. Vì vậy, chính quyền Tổng thống Trump khẳng định rằng, bất kỳ quốc gia nào đang thúc đẩy thương mại với Iran đều phải trả giá bởi chính họ đang được hiểu là tiếp tay và hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

Thứ ba, Washington có suy nghĩ về việc Châu Âu chỉ trích đối với việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đồng thời tăng cường trừng phạt gây ảnh hưởng đến họ. Tuy nhiên, sự cảnh báo của châu Âu vẫn yếu thế: Mỹ vẫn hành động nếu có thể và châu Âu vẫn day dứt bởi họ không thể. Nhà phân tích chính trị cấp cao của tờ Al Jazeera - Marwan Bishara cho rằng, châu Âu vẫn muốn là củ cà rốt bởi vì họ thiếu mất một cây gậy lớn.

Từ quan điểm của chính quyền Tổng thống Trump, nếu châu Âu tỏ ra nguy hiểm về những gì họ nói thì họ cần phải đầu tư thêm tiền bạc thì giá trị của lời nói mới hiệu quả. Tác giả Marwan Bishara cho rằng, việc tăng chi phí cho chi tiêu quân sự cũng là một ví dụ.

Uy lực sức mạnh Mỹ

Châu Âu rõ ràng vẫn có quan điểm khác biệt về các vấn đề này.

Đầu tiên, châu Âu tin tưởng rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran, có thể không hoàn hảo nhưng có thể bổ sung và cải thiện. Phương Tây đảm bảo rằng Iran sẽ không trở thành "siêu cường hạt nhân" và khuyến khích họ thay đổi cách cư xử. Châu Âu cho rằng, Washington có thể đang bỏ lỡ các cơ hội đàm phán riêng về chương trình tên lửa của Iran hay các chính sách của Tehran trong khu vực và điều chỉnh.

Thứ hai, châu Âu có thể xem Kế hoạch hành động chung toàn diện là một nỗ đa phương thành công và các thỏa thuận khác có thể tiếp tục trong tương lai. Việc Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tăng cường trừng phạt Iran sẽ khiến cho các đồng minh của Mỹ bị ảnh hưởng và thiết lập một tiến trình khác khiến các quốc gia phải đơn phương hành động và đối phó với các thách thức từ trừng phạt của Mỹ.

Châu Âu muốn xem Mỹ định hướng đi đầu nhưng chắc chắn không phải là một quyền lực tăng cường. Phương Tây muốn nhìn thấy các cam kết chung, không phải vì quyền lợi của Iran mà duy trì và thúc đẩy hệ thống dựa trên luật quốc tế.

Thứ ba, châu Âu có thể gặp các vấn đề bởi Mỹ từ chối thay đổi. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ từng căng thẳng đối với các vấn đề Afghanistan hay Iraq.

Thậm chí trong những tuần gần đây, các căng thẳng tiếp tục diễn ra khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Iran và cáo buộc nước này tấn công vào hai tàu chở dầu của Saudi. Điều này đang gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Ngay sau đó, Washington tiếp tục có các báo cáo về khả năng đưa 120.000 quân đến vùng Vịnh nhằm đối phó với thách thức Iran.

Trong thời gian gần đây, Mỹ và châu Âu mặc dù có nhiều điểm chung nhưng lại đang nổi cộm các vấn đề căng thẳng chưa thể hòa giải, bao gồm Trung Đông, sự hồi sinh của Nga, phi vũ khí và biến đổi khí hậu.

Châu Âu có thể đóng vài trò toàn cầu chính thông qua sức mạnh mềm nhưng chính vấn đề khủng hoảng Iran đang đẩy tình hình đi xa hơn. Cùng với đó, sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc đang khiến cho tình hình thế giới trở nên nóng hơn.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ