• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đỉnh điểm Mỹ-Iran: Khác biệt "đằng đẵng" đẩy leo thang bùng nổ?

Thế giới 28/06/2019 14:21

(Tổ Quốc) - Các nhà ngoại giao cho biết, Iran đang vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận hạt nhân 2015 trong nhiều ngày bởi quá trình làm giàu urani nhiều hơn mức độ cho phép.

Mỹ cáo buộc Iran vẫn tiếp tục vi phạm

Hạn chót cho thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn chưa đến nhưng Tehran đang cố tình vi phạm điều này.

Đỉnh điểm Mỹ-Iran: Khác biệt đằng đẵng đẩy leo thang bùng nổ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đã một tuần kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các cuộc không kích nhằm vào Iran nhưng lại hoãn vào phút chót. Việc Tehran vi phạm cam kết hạt nhân liên tục được cảnh báo.

Iran ra hạn chót cho thỏa thuận hạt nhân trong đầu tháng 7 trong khi nước này vẫn tiếp tục vi phạm trong quá trình làm giàu urani.

"Dữ liệu gần nhất từ Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết, Iran vẫn chưa vượt quá giới hạn khi thời gian cuối vẫn còn trong vài ngày", các nhà ngoại giao cho biết tại Vienna – trụ sở chính của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).

"Iran chưa từng vượt qua giới hạn cho phép", nhà ngoại giao giấu tên cho biết.

Đặc phái viên của Mỹ tại Iran – ông Brian Hook đã gặp gỡ các quan chức châu Âu tại Paris nhằm thảo luận về những gì ông đánh giá là "mờ ám hạt nhân" của Iran.

Pháp, một trong số các quốc gia châu Âu hiện vẫn muốn tiếp tục thỏa thuận hạt nhân Iran nói rằng, họ sẽ đề nghị Tổng thống Donald Trump hạn chế các trừng phạt nhằm vào Iran để mở cánh cửa đàm phán nhằm giảm leo thang căng thẳng giữa Washington và Tehran.

"Tôi vẫn tin Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục mở lại tiến trình đàm phán và giảm các trừng phạt nếu có thể", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói tại Nhật Bản trong bối cảnh khả năng hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ sẽ gặp gỡ bên lề thượng đỉnh G20 trong những ngày tới.

Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm ngoái và gia tăng các trừng phạt kinh tế vào nước này.

Iran cho biết vẫn muốn giữ lại thỏa thuận hạt nhân nhưng không thể kéo dài vô thời hạn bởi vì các trừng phạt của Mỹ không mang lại lợi ích cho họ.

Khủng hoảng leo thang đặt Mỹ vào vị trí căng thẳng với các đồng minh châu Âu (vẫn trong thỏa thuận hạt nhân). Trong khi đó, Washington hiện vẫn bác bỏ đề nghị nới lỏng trừng phạt với Iran.

"Các trừng phạt của Mỹ nhằm kiếm chế Iran thúc đẩy chương trình hạt nhân. Điều này có nghĩa là không bao giờ có khả năng tiến tới bom hạt nhân. Chúng tôi đang tiếp tục cân nhắc điều này", Đại phái viên của Mỹ tại Iran – ông Brian Hook cho biết.

Tổng thống Pháp Macron cho biết, ông đặt ra hai ưu tiên: giảm leo thang căng thẳng quân sự và tiếp tục khuyến khích Iran không vi phạm thỏa thuận hạt nhân khi nhắc tới căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Các quốc gia châu Âu bày tỏ hi vọng tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm ngoái.

"Yêu cầu của chúng tôi là bán được dầu"

Căng thẳng leo thang kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân bắt đầu từ tháng trước khi Mỹ thắt chặt các trừng phạt yêu cầu các quốc gia này không được phép mua dầu của Iran, nguồn tin thu nhập chính của Iran cho biết.

Các căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang. Washington cáo buộc Tehran đã thực hiện các cuộc tấn công vào tàu chở dầu trong tháng Năm và tháng Sáu. Tehran bác bỏ điều này.

Mỹ đã đệ trình báo cáo về thông tin các cuộc tấn công lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 27/6 và cho rằng Iran sẽ phải chịu trách nhiệm, đặc biệt lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).

Trong tuần trước, Iran đã bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ khi cho rằng vi phạm không phận của nước này. Mỹ lên tiếng cho rằng, máy bay chỉ bay trong không phận quốc tế.

Các căng thẳng dồn nén nhưng may mắn chưa có các vụ tấn công gây chết người. Cả Mỹ và Iran đều đang đẩy xung đột lên đỉnh điểm.

Tổng thống Trump cho biết, ông hi vọng có thể tránh được chiến tranh với Iran trong thời gian tới nhưng nếu diễn ra thì có thể chỉ là ở phạm vi ngắn. Đáp lại, Ngoại trưởng Iran - Mohammad Javad Zarif đã viết dòng tweet rằng: "Động thái chiến tranh phạm vi ngắn với Iran là một ngụ ý và điều này là mối đe dọa với Tehran".

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết: "Chúng tôi không hề muốn xảy ra bất kỳ xung đột nào với Iran nhưng sẵn sàng mọi biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia Mỹ trong khu vực".

Chính quyền Tổng thống Trump cho biết, mục tiêu của Mỹ là muốn Iran cùng ngồi vào bàn đàm phán. Điều đó thuyết phục rằng, thỏa thuận hạt nhân 2015, từng đàm phán với dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama vẫn không đủ sức thuyết phục bởi vì chưa giải quyết được các vi phạm hạt nhân.

Tuy nhiên, Iran cho rằng, họ không thể đàm phán thêm trừ khi Mỹ chịu duy trì thỏa thuận hiện tại và nới lỏng trừng phạt với nước này.

Nói trước hội nghị tại Vienna vào ngày 28/6 với các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân, một quan chức Iran nói rằng mong muốn chính của Tehran là có thể bán nhiều dầu có thể.

"Những gì là yêu cầu của chúng tôi? Yêu cầu của chúng tôi là có thể bán được dầu", một quan chức Iran nói với báo chí tại Vienna trong điều kiện giấu tên.

Các siêu cường châu Âu bị hạn chế khả năng bảo vệ kinh tế Iran thoát khỏi trừng phạt của Mỹ và điều này không rõ những gì họ có thể làm để cứu nguy kinh tế Tehran ở thời điểm này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ