• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đỏ mặt nghe các mẹ truyền tai nhau những gì xảy ra trong phòng sinh thường, hiện tượng số 1 và số 2 khá phổ biến

Nhịp sống Việt 01/06/2020 14:43

(Tổ Quốc) - Các mẹ bỉm sữa đã từng trải qua chuyện sinh nở cho biết có những hiện tượng khiến các mẹ vô cùng xấu hổ nhưng lại rất phổ biến ở trong phòng sinh thường.

Mang thai tháng cuối chắc hẳn nhiều mẹ sẽ rất hồi hộp và lo lắng cho ca sinh nở sắp tới của mình. Khi những cơn đau chuyển dạ bắt đầu xuất hiện, người mẹ cần nhập viện để theo dõi và chuẩn bị cho việc sinh bé. Đi đẻ với mỗi mẹ là một câu chuyện chẳng ai giống ai, có người ít đau đẻ dễ, nhưng cũng có không ít mẹ đau nhiều như muốn ngã quỵ mới có thể sinh được bé.

Mới đây, nhóm các bà mẹ bỉm sữa đã từng trải qua chuyện sinh nở cùng nhau truyền lại kinh nghiệm và những hiện tượng xảy ra ngay trong lúc đang rặn đẻ, số 1 và số 2 khiến nhiều mẹ phải đỏ mặt. Những ai chuẩn bị đi đẻ hãy cùng vào đây để biết chuyện gì sẽ xảy ra với chính mình trong phòng sinh thường nhé.

Đỏ mặt nghe các mẹ truyền tai nhau những gì xảy ra trong phòng đẻ, hiện tượng số 1 và số 2 khá phổ biến - Ảnh 1.

Hàng loạt tình huống xảy ra trong lúc người mẹ rặn sinh em bé (Ảnh minh họa)

1. Đi "nặng" trong lúc rặn đẻ

Khi đang rặn đẻ, nhiều mẹ bối rối phát hiện ra mình đã đi nặng ra bàn đẻ. Hiện tượng này hoàn toàn có thể xảy ra mà mẹ khó có thể kiểm soát được, do màng cứng làm cho cơ bắp giãn ra, các cơn co thắt làm cho phân trong ruột cũng bị đẩy xuống mạnh hơn và thoát ra ngoài.

2. Tiểu không kiểm soát

Cũng giống như hiện tượng trên trong lúc đang rặn đẻ, bàng quang bị chèn ép và nước tiểu sẽ thoát ra ngoài khiến nhiều mẹ phải đỏ mặt.

3. Xì hơi

Trong quá trình mẹ hít thở liên tục để rặn đẩy em bé qua ống sinh, hiện tượng xì hơi cũng xuất hiện nhiều hơn.

4. Nôn mửa

Một số mẹ chia sẻ cảm giác buồn nôn cho đến tận lúc sinh xong. Mẹ có thể yêu cầu bác sĩ hoặc người thân chuẩn bị sẵn túi để phòng trường hợp buồn nôn lúc đang rặn sinh bé.

5. Rùng mình, run lập cập

Đỏ mặt nghe các mẹ truyền tai nhau những gì xảy ra trong phòng đẻ, hiện tượng số 1 và số 2 khá phổ biến - Ảnh 2.

Trong lúc rặn sinh bé, nhiều mẹ thấy rất đau phần lưng dưới (Ảnh minh họa).

Hormone trong cơ thể mẹ tăng cao, cùng với cảm giác cuộc chuyển dạ đang bắt đầu là những lí do khiến mẹ sợ hãi, cơ thể run rẩy, rùng mình. Mát xa tay chân sẽ giúp mẹ trấn an và bớt lo lắng.

6. Đau lưng dữ dội

Trong lúc rặn sinh bé, nhiều mẹ thấy rất đau phần lưng dưới, cảm giác thấy như thể em bé sẽ đi qua hậu môn. Đó là lúc em bé đang di chuyển và gây ra áp lực lên lưng của mẹ để tiến về phía cửa âm đạo.

7. Phù nề

Vài ngày cuối cùng trước khi chuyển dạ, cơ thể mẹ sẽ có hiện tượng phù nề. Nhưng trong và sau khi chuyển dạ, phần thân dưới và chân tay của mẹ có thể sưng phồng lên, nhìn mẹ giống như 1 quả bóng tròn do toàn bộ chất lỏng trong cơ thể bị đẩy xuống.

8. Rạch tầng sinh môn

Trong lúc sinh, bác sĩ sẽ phải thực hiện vết rạch tầng sinh môn để giúp em bé chui ra dễ dàng hơn. Vết rạch này sẽ được khâu lại ngay sau khi mẹ sinh xong, có thể sẽ hơi đau đấy mẹ nhé.

9. Tiêm giảm đau

Giảm đau ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả nhất giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể cảm nhận được các cơn gò tử cung nhưng không còn cảm thấy đau.

Đỏ mặt nghe các mẹ truyền tai nhau những gì xảy ra trong phòng đẻ, hiện tượng số 1 và số 2 khá phổ biến - Ảnh 3.

Tiêm giảm đau giúp mẹ bớt đau đớn khi sinh (Ảnh minh họa).

10. Mắc bệnh trĩ tạm thời

Do trong quá trình rặn sinh, cơ thể mẹ tạo ra lực đẩy khá lớn nên sẽ đẩy theo một phần trực tràng ra ngoài hậu môn, khiến mẹ bị mắc bệnh trĩ tạm thời sau khi sinh. Hiện tượng này sẽ cải thiện dần sau một thời gian mẹ nhé.

11. Dùng kháng sinh IV

Nếu mẹ dương tính với xét nghiệm liên cầu khuẩn Group B streptococcus, thì mẹ sẽ cần sử dụng kháng sinh IV trong khi chuyển dạ. Xét nghiệm này thường được thực hiện giữa tuần 35 và tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi sử dụng kháng sinh IV, mọi nguy cơ đối với em bé sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong lúc sinh.

12. Thở oxy

Trong quá trình chuyển dạ sinh bé, nếu có bất cứ nguy nào khiến nhịp tim của bé bị ảnh hưởng, mẹ sẽ được cho thở oxy để tạo thêm oxy vào máu.

13. Vỡ ối

Khi lên bàn đẻ, mẹ có thể bị vỡ ối giống như một chiếc túi căng nước bị vỡ, nhưng có mẹ thì nước ối cũng có thể rò rỉ thoát dần ra ngoài.

14. Cảm xúc hỗn độn

Nhiều mẹ chia sẻ do mất kiểm soát và quá đau trong lúc sinh, nên sẽ mọi cảm xúc trở nên hỗn độn, có mẹ tức giận, khóc lóc, thậm chí nói bậy để giải tỏa sự đau đớn.

Đỏ mặt nghe các mẹ truyền tai nhau những gì xảy ra trong phòng đẻ, hiện tượng số 1 và số 2 khá phổ biến - Ảnh 4.

Khi sinh nhiều mẹ mất kiểm soát (Ảnh minh họa).

15. Cảm giác thời gian thật dài

Trải qua hơn 9 tháng mang nặng, thời khắc đẻ đau càng khiến người mẹ mất kiên nhẫn. Cảm giác thời gian trôi qua thật chậm, kéo dài đằng đẵng mãi không kết thúc thường thấy ở những mẹ nằm trên bàn đẻ.

16. Mệt mỏi

Không hề màu hồng như trên phim, sinh con xong là sự mệt mỏi bao trùm, mẹ không còn sức lực và tâm trạng để tập trung vào em bé mới sinh.

Thu Phương

NỔI BẬT TRANG CHỦ