• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đọ sức Trung-Mỹ: Cuộc chạy đua "săn mồi" hiểm hóc tại châu Phi

Thế giới 28/01/2019 11:38

(Tổ Quốc) - Chuyên gia David H. Shinn và Joshua Eisenman nói trên scmp rằng, Mỹ đang gia tăng hỗ trợ các quốc gia châu Phi đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang gia tăng trong thời gian gần đây.

"Một châu Phi thịnh vượng"

Vào tháng trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã tiết lộ "một châu Phi thịnh vượng" – một chiến lược mới của Mỹ đối với châu Phi dưới chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn nhận định rưanfg kế hoạch của Mỹ tập trung vào châu Phi ít hơn Trung Quốc.

Đọ sức Trung-Mỹ: Cuộc chạy đua săn mồi hiểm hóc tại châu Phi - Ảnh 1.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh:scmp

Ông Bolton cho biết, châu Phi đang trải qua các tác động đáng lo ngại trước các mục đích của Trung Quốc nhằm thu được quyền lực quân sự, kinh tế và chính trị đồng thời mô tả châu lục này giống như một phần kế hoạch của Trung Quốc nhằm thúc đây tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc. Theo ông Bolton, Trung Quốc liên tục thúc đẩy thách thức đối với lợi ích an ninh quốc gia Mỹ và việc đối phó với các mối đe dọa này là một trong số các ưu tiên trong chiến lược của Mỹ đối với châu Phi.

Thông qua chiến lược "châu Phi thịnh vượng", Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết, Mỹ sẽ giúp các quốc gia châu Phi thúc đẩy phát triển và an ninh. Sự hỗ trợ của Mỹ cho sự đầu tư gia tăng tại châu Phi sẽ đối phó với các nhà tài chính Trung Quốc"săn mồi" và các hiệp ước đầu tư và thương mại song phương với Mỹ sẽ tạo nên lợi ích đối tác thương mại đôi bên cùng có lợi. Thêm vào đó, viện trợ của Mỹ sẽ chỉ tập trung vào các nước có lợi cho Mỹ. Washington sẽ điều chỉnh và hạn chế hỗ trợ cho các sứ mệnh hòa bình của Liên Hợp Quốc mà không tạo nên hòa bình lâu dài.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng, phản đối trước các cáo buộc của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và nhấn mạnh rằng, Trung Quốc hỗ trợ hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa châu Phi. Tờ Global Times của Trung Quốc cho biết, chiến lược của Mỹ đã đối xử tốt với châu Phi giống như một thuộc địa của phương Tây và bày tỏ chút coi thường với quốc gia này.

"Châu Phi là chính họ, không phải Mỹ, Châu Phi nên nhận viện trợ của họ đến châu lục", tờ Gloabal Time nhận định.

Trung Quốc "thờ ơ" với chính sách của Mỹ tại châu Phi?

Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc lo lắng như thế nào đối với chính sách của Mỹ tại châu Phi? Không hề nhiều.

Tuyên bố của ông Bolton đặt nặng vào hùng biện. Tuy nhiên, chiến lược chưa ra đời bởi chính quyền vẫn chưa phân bổ nguồn lực hoặc nhân lực. Từ lâu trước các nhận định của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt giảm nguồn viện trợ nước ngoài 1/3 mặc dù Quốc hội hầu hết đã khôi phục các phần giảm đề xuất.

Viện trợ của Mỹ đối với châu Phi đang được xem là cao hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các con số này là từ chính quyền trước. Lầu Năm Góc sẵn sàng thông báo rằng, trong vài năm tiếp theo, họ sẽ giảm 7.200 lực lượng quân sự phục vụ cho Bộ tư lệnh châu Phi. Tuy nhiên, Washington miễn cưỡng trong chiến lược châu Phi mới không là vấn đề duy nhất.

Mỹ đang đối mặt với các rào cản cấu trúc nghiêm trọng. Trong thời gian ngắn, không chính quyền, không vấn đề nào có thể kiểm soát các thị trường toàn cầu. Việc ký kết thỏa thuận thương mại song phương bổ sung sẽ có ảnh hưởng tối thiểu đến dòng chảy thương mại. Nhà Trắng liên tục kêu gọi thúc đẩy thương mại Mỹ-châu Phi.

Giá dầu cao và nhu cầu cao trong năm 2008 thúc đẩy thương mại Mỹ tại châu Phi cận Sahara. Theo World Bank, các nhà xuất khẩu của Mỹ tại châu Phi cận Sahara tăng từ 6 tỷ trong năm 2000 đến 25 tỷ đôla trong năm 2014. Thương mại của Trung Quốc tại châu Phi cận Sahara giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2017 lại tăng lên 57 tỷ đôla trong xuất khẩu của Trung Quốc.

Nợ chính sách từ ngân hàng phát triển Trung Quốc và ngân hàng xuất nhập cảnh của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn tài chính của Trung Quốc vào châu Phi và các công ty nhà nước của Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ xây dựng hạ tầng. Tại Mỹ, ngành tư nhân thường quyết định đầu tư bao nhiêu vào châu Phi và dường như không có sự thay đổi lớn từ năm này qua năm khác. Nhiều nhà lãnh đạo Mỹ không thích châu Phi. Họ xem đó là sự đầu tư liều lĩnh và các công ty xây dựng của Mỹ không thể cạnh tranh trong châu lục này.

Trong những năm gần đây, dòng chảy đầu tư hàng năm của Mỹ vào châu Phi liên tục cao hơn so với Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng, nếu chính quyền Tổng thống Trump bày tỏ lo lắng về việc cạnh với Trung Quốc tại châu Phi hoặc bất kỳ nơi nào khác trong một thế giới phát triển thì điều này nên bắt đầu từ việc gắn kết châu lục này trong các giai đoạn của họ hơn là chỉ tham gia với vai trò là cạnh tranh địa chính trị nhằm đối phó với Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, Washintgon phải duy trì viện trợ với châu Phi ít nhất ở các cấp độ chính quyền gần đây và gia tăng xuất khẩu vào châu Phi bằng việc mở rộng các quỹ thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu.

Để có thể gia tăng đầu tư của Mỹ tại châu Phi, quỹ hợp tác tài chính phát triển quốc tế nên bổ sung thêm hỗ trợ cho các sự án châu Phi.

Về mặt chính trị, theo giới chuyên gia, chính quyền Mỹ cần phải tiếp tục điều các đoàn quan chức cấp cao của Mỹ đến châu Phi cũng với việc mở các lãnh sự quán tại các quốc gia. Hiện tại, với những bước đi "nhẹ nhàng" như vậy của Mỹ tại châu Phi không đủ sức khiến Bắc Kinh e ngại cho dù đó là các tuyên bố tưởng chừng "hoàng tráng" của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ