• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối phó đòn trừng phạt Mỹ, Nga có động thái với ông lớn Rosneft và năng lượng Venezuela

Thế giới 30/03/2020 14:12

(Tổ Quốc) - Điện Kremlin đột ngột chuyển quyền sở hữu các dự án dầu trị giá hàng tỷ USD ở Venezuela rời khỏi tay gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft PJSC.

Theo Bloomberg, động thái này diễn ra sau khi tập đoàn này đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ. Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì sự ủng hộ với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bất chấp điều này mâu thuẫn với Washington.

"Nga không rời bỏ ông Maduro và sẽ tìm cách cản trở những nỗ lực của Mỹ nhằm buộc ông ấy thoái lui, ông Vladimir Frolov, một nhà ngoại giao và nhà phân tích chính sách đối ngoại ở Moscow cho hay. "Moscow chỉ bảo vệ Rosneft khỏi các lệnh trừng phạt mà có thể dẫn đến việc tất cả hàng xuất khẩu của Rosneft bị cấm vận".

Đối phó đòn trừng phạt Mỹ, Nga có động thái với ông lớn Rosneft và năng lượng Venezuela - Ảnh 1.

Trong bối cảnh giá dầu thế giới sụt giảm, dù phải bảo vệ Rosneft trước trừng phạt của Mỹ, Nga vẫn sát cánh với chính quyền Venezuela.

Những lo ngại về các biện pháp trừng phạt quy mô rộng hơn đã tăng lên sau khi Mỹ trong những tháng gần đây đã áp đặt nhiều hạn chế đối với các công ty thương mại của Rosneft, bên chịu trách nhiệm giải quyết việc kinh doanh với Venezuela. Gần đây, Hoa Kỳ đã ám chỉ rằng họ có thể tăng sức ép lên ngành dầu mỏ Nga để giảm sản lượng. Điều đó theo sau quyết định của Moscow vào đầu tháng này khi không đạt được sự nhất trí với OPEC về cắt giảm sản lượng. Sau sự bất đồng này, Saudi Arabia đã tăng cường sản lượng dầu, làm tràn ngập thị trường và đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã liên hệ với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia để xem xét lại chiến lược của họ, điều cũng đã tác động xấu đến các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ khi giá ngày càng xuống thấp.

Tập đoàn Rosneft vào cuối ngày thứ Bảy đã tuyên bố, họ chuyển giao các dự án ở Venezuela cho một công ty nhà nước giấu tên – điều họ gọi là nỗ lực bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Rosneft, nhà sản xuất 40% dầu của Nga và 5% sản lượng của thế giới và có sự tiếp xúc đáng kể với hệ thống tài chính phương Tây, không thể chịu được rủi ro trừng phạt diện rộng của Hoa Kỳ - điều có thể làm tê liệt hoạt động của họ. Đầu tháng này, một công ty Trung Quốc cho biết họ sẽ không mua dầu thô từ Rosneft vì có nhiều nguy cơ từ các lệnh trừng phạt đối với các công ty thương mại.

Ivan Timofeyev, nhà phân tích tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga do Kremlin thành lập, cho biết, gần đây vào tháng 2, hoạt động kinh doanh với Venezuela đã có lãi, bù đắp rủi ro trừng phạt. Còn nay mong muốn tránh được các lệnh trừng phạt cũng phù hợp với nhu cầu tránh tổn thất, sau khi giá dầu đang lao dốc, ông nói thêm.

Gã khổng lồ năng lượng Nga cũng đã cắt giảm tiếp xúc với ngành năng lượng Venezuela. Nhà sản xuất dầu mỏ Venezuela Venezuela PDVSA nợ Rosneft chỉ còn 800 triệu USD vào cuối quý 3 năm 2019, theo dữ liệu được ghi lại mới nhất, giảm từ 4,6 tỷ USD vào cuối năm 2017.

Bảo vệ trước đòn trừng phạt

Hành động mới nhất của Nga cũng thể hiện chiến lược của họ vào năm 2018 khi họ sử dụng Promsvzyabank để thiết lập một phương tiện giao dịch ngân hàng mới để phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng sau khi các nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Qua đó sẽ che chở được cho hai ngân hàng lớn nhất của nước này là Sberbank và VTB do chính phủ kiểm soát . Không giống như những thể chế cho vay lớn, những người có sự tiếp xúc đáng kể với các tổ chức tài chính phương Tây và do đó có nguy cơ bị càn quét các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, thực thể mới này hoạt động chủ yếu ngoài tầm với của Washington.

Dù Rosneft có thể tránh được các lệnh trừng phạt đối với những công ty giao dịch, thì họ vẫn còn nhiều rủi ro.

Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng, một nhóm nghiên cứu tại Moscow, tham vấn cho Điện Kremlin, cho biết, Roseft đang cố gắng đứng ngoài đường bắn nhưng không có gì ngăn cản người Mỹ tìm ra một lý do khác để trừng phạt họ.

"Nga hiểu rằng ông Maduro đang ở trong một tình huống tồi tệ, đặc biệt là khi giá dầu ở đáy, ông nói. "Quan điểm của ông Putin là bạn nên gắn bó với các đối tác gặp khó khăn".

Ông Maduro phát biểu trên truyền hình nhà nước vào tối thứ Bảy tuần trước rằng Tổng thống Putin đã gửi cho tôi một thông điệp thông qua đại sứ của ông ấy tái khẳng định sự hỗ trợ chiến lược và không thể thiếu của họ đối với Venezuela trong tất cả các lĩnh vực.

Chuyên gia Frolov cho biết, Moscow nghĩ rằng ông Maduro đang ở vị thế chiến thắng trong cuộc đối đầu với phe đối lập. Nga cũng ủng hộ ông Maduro ngay cả khi Hoa Kỳ và các đồng minh sát cánh với thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ