• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối phó với sự trỗi dậy của Nga: NATO có thể gánh bớt sức nặng trên đôi vai Mỹ?

Thế giới 04/04/2019 18:29

(Tổ Quốc) - NATO đang có cách nhìn nhận mới đối phó với các thách thức an ninh trong khu vực ở bối cảnh hiện tại.

NATO nhìn nhận Trung Quốc từ góc độ mới

Theo tờ politico, NATO đã dành hơn 70 năm tập trung vào việc bảo vệ châu lục nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Nga. Để duy trì sự tồn tại trong nhiều thập kỷ, đây là điểm bắt đầu để nghĩ về các thách thức mới có thể nhìn thấy trong thời gian tới.

Đối phó với sự trỗi dậy của Nga: NATO có thể gánh bớt sức nặng trên đôi vai Mỹ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Feng Li/Getty Images

Tờ báo này cho rằng, Trung Quốc đang nằm trong sự chú ý của các quan chức NATO nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh này.

Các câu hỏi đặt ra về việc liệu có hay không việc mở rộng các thành viên NATO cho phép Trung Quốc thúc đẩy Huawei mở tại các quốc gia này. Và sau đó là cùng với Italy tham gia tham vọng sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Đây là câu hỏi đang được đặt ra.

"Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành chủ đề nóng của thế kỷ 21 ở cả hai bờ Đại Tây Dương", Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết trong bài phát biểu tại Washington.

Đây là vấn đề đầy đủ cho châu Âu. Giống với Mỹ, nhiều căng thẳng thương mại gần đây với Trung Quốc.

"Một mặt chúng ta là các đối tác, mặt khác vẫn là các nhà cạnh tranh. Không chỉ trong khía cạnh kinh tế mà còn các hệ thống chính trị rất khác biệt. Chúng ta đều đặt mối quan hệ dựa trên tiêu chí có đi có lại và thúc đẩy quan hệ thương mại tốt với Trung Quốc", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tại thượng đỉnh Hội đồng châu Âu tại Brussels vào tuần trước.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Đối với châu Âu, thương mại với Trung Quốc xếp thứ hai sau Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc hoàn toàn sẵn lòng đầu tư một khoản tiền đáng kể vào các dự án cơ sở hạ tầng tại các nước như Đức, Hungary và Italy.

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump tập trung vào Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại thương mại giữa hai nước thì các nhà lãnh đạo châu Âu chỉ bắt đầu đối phó với các tín hiệu gia tăng về các thách thức chiến lược của Bắc Kinh đối với khu vực.

Liên minh châu Âu luôn bày tỏ lập trường cứng rắn đối với các vấn đề như tấn công mạng hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các vấn đề này được mong muốn sẽ là chủ đề chính tại thượng đỉnh châu Âu với Trung Quốc trong tuần tới.

Bằng cách nào NATO giúp Mỹ giảm gánh nặng?

Một số chiến lược gia quân sự châu Âu tin tưởng rằng các thành viên NATO trong khu vực nên chuẩn bị cho các kế hoạch đối phó với Nga.

Cùng với sự hạn chế địa lý, vai trò của NATO nên thúc đẩy nỗ lực đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Có một niềm tin ngày càng gia tăng giữa các quan chức an ninh ở hai bờ Đại Tây Dương rằng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về liên minh NATO về chia sẻ gánh nặng, chính sách của Trung Quốc là một lĩnh vực được quan tâm chung giữa Mỹ và các đối tác châu Âu.

"Chúng ta có thể có lợi nếu phát triển định hướng chung với Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta chưa có một chiến lược châu Âu và bạn không thể có chiến lược chung nếu bạn không có chiến lược của chính bạn", ông Wolfgang Ischinger – cựu đại sứ Đức cho biết.

Lo lắng lớn nhất của châu Âu đặt vào trong một thế giới cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Quyết định gần đây của Tổng thống Trump về việc rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã dấy lên nhiều lo ngại. Chính quyền Tổng thống Trump đã có quyết định mà không hề thông qua ý kiến từ các đồng minh châu Âu.

Các quan chức Mỹ nói rằng, quyết định được đưa ra sau các bằng chứng rằng Nga không tuân thủ Hiệp ước đồng thời cho rằng việc kết thúc Hiệp ước sẽ tạo ra nhiều lo lắng. Đó là với Trung Quốc , mặc dù không tham gia Hiệp ước INF nhưng lại là quốc gia có các vũ khí hạt nhân tại châu Á .

"Bằng cách nào châu Âu có thể tin tưởng Washington? Một cách để châu Âu thể hiện giá trị của mình là bắt đầu kéo thêm trọng lượng của mình vào NATO", các nhà phân tích nói.

Mỹ ước tính chi phí khoảng hơn 2/3 vào chi tiêu quốc phòng, nguồn tin cho biết.

Lo lắng lớn cho châu Âu sẽ là cuộc khủng hoảng khiến cho các nguồn lực của Mỹ rời khỏi NATO. Sự thay đổi như vậy có thể diễn ra đột ngột khi Mỹ đổi hướng tập trung vào Trung Đông.

Đó là lý do tại sao các chiến lược quân sự châu Âu tin tưởng các thành viên NATO của khu vực nên chuẩn bị đối phó với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga. Một số các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Anh và Đức đóng vai trò trung tâm trong hoạt động mở rộng của NATO tại Baltics nhằm ngăn chặn các thách thức từ Nga.

Khi nói về các lùm xùm liên quan đến Nga trong bầu cử Mỹ hay các căng thẳng về vấn đề lãnh thổ các quốc gia láng giềng, một sự đồng thuận ngày càng tăng trong liên minh rằng, Nga đang có một kho vũ khí hạt nhân đáng kể. các thành viên NATO vẫn chưa thể tập trung mạnh mẽ vào chi tiêu quân sự. Một nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng như Nga khiến cho Moscow chịu khủng hoảng nặng nề.

Nếu châu Âu tập trung vào Nga, điều đó có nghĩa Washington có thể dồn sức nhiều hơn vào châu Á. Tổng thống Trump rõ ràng đã nhiều lần chia sẻ về các gánh nặng chi tiêu quốc phòng với NATO.

Mỹ rất quan tâm tới những gì đang xảy ra tại Thái Bình Dương. Hiện tại, Washington vẫn lo lắng về gánh nặng đối với an ninh của châu Âu", ông Barry Posen – giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ