• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dồn dập nghi kỵ Nga tìm mọi cách "vẫy vùng" tại châu Phi

Thế giới 10/01/2019 10:43

(Tổ Quốc) - Nga đang không ngừng mở rộng hoạt động kinh tế và quân sự tại lục địa đen. Mục đích là gì?

Trang BBC nhận định, các hoạt động gần đây của Nga tại Sudan và Cộng hòa Trung Phi (CAR) không ngừng làm dấy lên nhiều đồn đoán. Nguyên nhân là do bên cạnh các mối quan hệ kinh tế được hồi sinh, nhiều nhà thầu quân sự Nga bị cho là cũng đang hoạt động tại cả hai quốc gia này.

Trong những năm gần đây, Moscow đã hướng sự chú ý tới khu vực châu Phi cận Sahara, liên tục phát triển các mối liên hệ thương mại, an ninh và quốc phòng.

Dồn dập nghi kỵ Nga tìm mọi cách vẫy vùng tại châu Phi - Ảnh 1.

Các quan chức châu Phi tại một triển lãm quân sự của Nga (ảnh: getty)

Tại Sudan, nơi các phong trào bạo lực phản đối chính phủ đang ngày càng lan rộng, một số người cáo buộc rằng các nhà thầu Nga đã giúp đỡ hoặc cố vấn cho lực lượng an ninh Sudan. Một cuộc điều tra của BBC vào năm ngoái dẫn lời một số nguồn tin thân cận giới quân sự Sudan cho hay, có lính đánh thuê đã xuất hiện tại Sudan.

Tại nước láng giềng CAR, Moscow đã thúc đẩy quan hệ an ninh chính thức với chính phủ được Liên Hợp Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, những lo ngại về việc Nga mở rộng hoạt động tại đây bắt đầu "râm ran" từ tháng 7/2018 sau cái chết của ba nhà báo Nga tới CAR để điều tra về vấn đề lính đánh thuê.

Về phần mình. giới chức Nga mới đây đã phủ nhận các tin tức liên quan tới sự hiện diện quy mô lớn của lính đánh thuê tại CAR. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích tin rằng, lực lượng quân đội tư nhân đóng một vai trò quan trọng tại những khu vực mà Nga muốn duy trì hoặc gia tăng ảnh hưởng của mình.

Trong một cuộc họp báo hồi tháng 12 năm ngoái, khi được hỏi về các nhóm lính đánh thuê, Tổng thống Vladimir Putin trả lời, họ có quyền "được theo đuổi các lợi ích kinh doanh của mình tại bất kỳ nơi nào trên thế giới".

Quay trở lại châu Phi

Trước khi sụp đổ, Liên Xô từng là một thế lực quan trọng tại lục địa đen. Còn ngày nay, theo bà Inna Andronova đến từ Trường Kinh tế Moscow, Nga " đang tìm cách khôi phục và củng cố vị thế tại châu Phi".

Một trong những biện pháp là thông qua xuất khẩu vũ khí.

Mặc dù nhiều thị trường chủ chốt của ngành công nghiệp vũ khí Nga là tại châu Á, doanh thu tại châu Phi cũng chiếm một thị phần đáng kể và đang không ngừng tăng lên. Thống kê của Viên nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) chỉ ra, khách hàng lớn nhất của Nga đến từ châu Phi hiện là Algeria.

Ở những nước như Cộng hòa Trung Phi – nơi Pháp từng là thế lực có ảnh hưởng lớn nhất, hoạt động của Nga một phần cho thấy họ có thể hiện diện tại những khu vực mà phương Tây coi là nằm trong ảnh hưởng của mình.

Paul Stronski

Ai Cập, sau nhiều năm nhận viện trợ quân sự từ Mỹ, cũng đang trở thành một khách hàng quan trọng cho Nga. Tuy nhiên, dữ liệu của SIPRI về các thương vụ vũ khí lớn trong năm 2016 – 2017 còn cho thấy, Nga hiện nhận đặt hàng hoặc giao hàng tới các nước châu Phi khác, như Angola, Burkina Faso, Cameroon, Guinea Xích đạo, Ghana, Mali, Nigeria, Nam Sudan, Sudan… Các đơn hàng bao gồm trực thăng vận chuyển và chiến đấu, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa đất đối không…, và cả các thiết bị từng qua sử dụng, giờ đã được hiện đại hóa.

Các thiết bị và vũ khí của Nga được đánh giá là khá rẻ so với nhiều nhà phương Tây khác; nhưng lại khá hiệu quả và đáng tin cậy. Đây là điểm hấp dẫn lớn nhất đối với các nước nghèo tại châu Phi. 

Nguồn lực hấp dẫn 

Moscow cũng có những động lực kinh tế rõ ràng tại châu Phi. Nga tìm kiếm các nguồn khoáng sản như manga, bauxite và nhôm… - tất cả đều là các nguyên vật liệu công nghiệp quan trọng. Tập đoàn sản xuất nhôm của Nga Rusal, từ lâu đã khai thác bauxite từ các mỏ quặng tại Guinea. Nguồn quặng này giờ đây là đầu vào cho ¼ sản lượng kim loại của toàn nước Nga. Nga cũng quan tâm tới các mỏ kim cương tại châu Phi. Năm 2017, tập đoàn khai thác kim cương nhà nước Nga Alrosa, đã ký kết một hợp đồng lớn tại Angola. 

"Nguồn khí gas tại Đông Phi rất được chú ý vào tập đoàn Rosneft đã mở văn phòng tại Mozambique và giành được quyền khai thác hai mỏ ngoài khơi tại đây", Alex Vines từ Viện Chatham House cho biết. Còn Paul Stronski, một học giả cấp cao của tổ chức Carnegie Endowment nhận định, việc quan hệ với các nước có nguồn tài nguyên giàu có ở châu Phi, đem lại cho Nga nhiều lợi ích.

"Khai thác khoáng sản, dầu mỏ và khí gas tại Siberia hay Bắc cực có chi phi cao và phức tạp, vì thế Nga muốn làm điều đó ở nơi nào khác", ông Stronski nói

Dồn dập nghi kỵ Nga tìm mọi cách vẫy vùng tại châu Phi - Ảnh 3.

Nga có cả động lực kinh tế và chính trị tại châu Phi (ảnh: getty)

Trong năm 2018, Moscow đã ký hiệp định thúc đẩy quan hệ kinh tế với Angola, Namibia, Mozambique, Zimbabwe và Ethiopia. Nga cũng có thỏa thuận thiết lập một "trung tâm hậu cần" thương mại tại một cảng biển ở Eritrea.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương mại của Nga với châu Phi cũng không ngừng bị ảnh hưởng từ những mối quan hệ của chính Moscow với châu Âu, châu Á và cả Mỹ.

Các đối thủ của Nga

Cần phải nhớ rằng, các nền kinh tế đang lên khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đều đang nỗ lực mở rộng thương mại với châu Phi trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, cơ  hội cho Nga giành lại vị thế toàn cầu của mình thông qua thúc đẩy quan hệ với lục địa đen, vẫn là khá rõ ràng.

Nga thiếu các nguồn lực để tiến hành các hoạt động mở rộng quy mô lớn tại châu Phi. Thay vào đó, họ chỉ tìm tới những lĩnh vực thích hợp như quốc phòng và khai thác vật liệu thô", ông đánh giá.

Alex Vines

"Ở những nước như Cộng hòa Trung Phi – nơi Pháp từng là thế lực có ảnh hưởng lớn nhất, hoạt động của Nga một phần cho thấy họ có thể hiện diện tại những khu vực mà phương Tây coi là nằm trong ảnh hưởng của mình", ông Paul Stronski phân tích.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, những gì Nga có thể đạt được lại khá giới hạn.

Chuyên gia từ Chtham House, Alex Vines chỉ ra, Nga không giống như Liên Xô trước đây. "Nga thiếu các nguồn lực để tiến hành các hoạt động mở rộng quy mô lớn tại châu Phi. Thay vào đó, họ chỉ tìm tới những lĩnh vực thích hợp như quốc phòng và khai thác vật liệu thô", ông đánh giá.

Cho dù vậy, những nỗ lực để tái hồi sinh lợi ích của Nga vẫn nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các đối thủ truyền thống. Cuối năm ngoái, trong khi công bố một chiến lược châu Phi mới, chính quyền Mỹ đã công khai chỉ trích việc Nga và Trung Quốc "nhanh chóng mở rộng" các hoạt động của mình tại châu lục này. Mỹ cho rằng, Nga đang thúc đẩy các quan hệ chính trị và kinh tế, "mà không quan tâm tới quy định pháp luật hoặc quản trị minh bạch và đáng tin cậy". 

Miinh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ