• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đón đầu chảo lửa Mỹ-Iran: Nga dự đoán tín hiệu căng thẳng giai đoạn mới?

Thế giới 27/06/2019 16:54

(Tổ Quốc) - Nhiều đồn đoán về tín hiệu cẳng thẳng giữa Mỹ và Iran sẽ tiếp tục diễn biến trong thời gian tới.

Leo thang căng thẳng Mỹ-Iran

Một số các quan chức Nga cảnh báo kết quả leo thang giữa Mỹ và Iran tại Vịnh Ba Tư – khu vực Nga liên tục tìm kiếm giảm căng thẳng nhưng cáo buộc do lỗi từ phía Washington.

Đón đầu chảo lửa Mỹ-Iran: Nga dự đoán tín hiệu căng thẳng giai đoạn mới? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Financial Times

Trong khi Mỹ tiếp tục có ý định đáp trả quân sự trước động thái của Iran vào ngày 27/6 thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút lại kế hoạch sau vụ việc bắn rơi máy bay không người lái Global Hawk RQ-4A.

Nhà Trắng tiếp tục thông báo các trừng phạt đối phó với quốc gia Hồi giáo này. Tình hình leo thang đang khiến các siêu cường quốc tế kêu gọi các quốc gia liên quan tự kiểm soát. Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin về Afghanistan - Zamir Kabulov đã bày tỏ lo lắng thực sự xung quanh vấn đề này.

"Tôi thực sự muốn tin rằng sẽ không có chiến tranh xảy ra. Khi chúng tôi nói rằng chiến tranh xảy ra thì chúng ta thật không may mắn trong các xung đột mới và điều này sẽ khiến cho căng thẳng leo thang nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi. Mọi thứ vẫn có thể trở lại tiến trình chính trị và Nga muốn cố gắng để có thể giúp cho tình hình trở nên khả quan hơn", Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin về Afghanistan - Zamir Kabulov nói trên TASS.

"Thứ trưởng Nga Sergei Ryabkov cũng bày tỏ lo ngại khi thuyết phục rằng, tất cả các quốc gia cần phải kiềm chế và trong bất kỳ trường hợp nào, hành động quân sự nên loại trừ đầu tiên", hãng Tass cho biết.

Nhà ngoại giao đứng đầu Moscow cũng chia sẻ quan điểm của ông trong họp báo cùng ngày, kêu gọi Ả rập Sunni nên tham gia đàm phán đối thoại mà không nên bồi thêm các căng thẳng với Iran.

"Các quốc gia Ả rập của Vịnh Ba Tư có thể hỗ trợ đối thoại ở cách này hoặc cách khác, thay thế cho việc thúc đẩy khu vực có thể rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Điều này sẽ khiến cho khủng hoảng Trung Đông và châu Phi càng trở nên tồi tệ hơn. Khủng hoảng quốc tế cũng sẽ xảy ra nếu tiếp tục diễn biến như vậy", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết.

"Chúng tôi tin tưởng rằng, các quốc gia Mỹ và Iran nên tìm cách giải quyết các căng thẳng gia tăng và bắt đầu giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại. Chắc chắn, điều này sẽ kết thúc các căng thẳng, các trừng phạt và các tương tác đối kháng qua lại", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói thêm.

Bất ngờ tín hiệu Nga nghiêng về Iran?

Mỹ và Iran từng căng thẳng đỉnh điểm cách đây 4 thập kỷ từ Cách mạng Hồi giáo năm 1949. Và hiện tại, căng thẳng giữa Washington và Tehran lại tiếp tục. Mỹ, Iran và các quốc gia khác bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Nga và Anh đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 nhằm giảm các trừng phạt quốc tế đối phó với Iran. Đổi lại, Tehran phải kiềm chế các hoạt động hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm ngoái.

Trong khi Iran thường xuyên bác bỏ tiếp tục các vũ khí hạt nhân thì các đồng minh khu vực như Israel và Saudi Arabia vẫn tồn tại các mâu thuẫn. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, thỏa thuận hạt nhân không đủ sức để ngăn cản Iran theo đuổi các vũ khí, hỗ trợ lực lượng phiến quân hoặc phát triển tên lửa đạn đạo. Rời thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ tiếp tục các trừng phạt đánh vào kinh tế nước này. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn đang leo thang hơn bao giờ hết.

Tình hình đặc biệt leo thang khi Mỹ cho rằng Iran đã là nguyên nhân của các vụ tấn công vào tàu chở dầu ở vịnh Oman và xem mối đe dọa Iran là thách thức lớn hiện tại. Tổng thống Trump cũng đe dọa rằng, việc Tehran bắn rơi máy bay Mỹ khi cho rằng vi phạm lãnh thổ của Iran đang khiến cho căng thẳng leo thang và Mỹ chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó cứng rắn.

Khi được hỏi về chiến lược rút lui của Tổng thống Trump trước xung đột, Tổng thống Mỹ nói rằng: "Tôi không cần phải rút lui khỏi chiến lược". Ngày sau đó, Tổng thống Trump giải thích trên CNN rằng, đối phó với thách thức Iran sẽ không cần phải kéo dài lâu cũng không cần thiết phải thúc đẩy quân trên bộ hay huy động hàng triệu binh lính.

Phần lớn các chuyên gia đều không đồng ý rằng, cảnh báo xung đột của Mỹ có thể đưa ra ngờ vực rằng, Iran không chỉ sở hữu lực lượng quân đội và kho tên lửa đạn đạo lớn trong khu vực mà còn hỗ trợ lực lượng phiến quân có thể thách thức quân đội Mỹ tại Trung Đông.

Mỹ cùng thiếu sự hỗ trợ quốc tế giống như một động lực trong bối cảnh Trung Quốc, Nga và các quốc gia châu Âu vẫn muốn ở lại thỏa thuận hạt nhân.

Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nga - Nikolai Patrushev cũng cảnh báo Mỹ và Israel rằng, Tehran luôn là đối tác và đồng minh của chúng tôi trong suốt cuộc họp đa phương tại Jerusalem. Moscow và Tehran vẫn tiếp tục hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhằm đối phó với lực lượng nổi dậy và phiến quân đang gia tăng.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ