• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đồng minh cũ của Nga chạm tới bước ngoặt trong thương vụ đắt đỏ F-35 với Mỹ

Thế giới 12/09/2019 10:17

(Tổ Quốc) - Chính quyền Trump đã phê duyệt thương vụ tiềm năng bán 32 máy bay phản lực hỗn hợp F-35 cho Ba Lan -trị giá 6,5 tỷ USD.

Chính quyền Mỹ đã chính thức thông báo cho Quốc hội nước này về thương vụ trên hôm thứ 3.

Mẫu máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này "sẽ tăng cường sự đóng góp của Không quân Ba Lan cho NATO và cho các hoạt động liên minh khác, cải thiện năng lực tự vệ của Ba Lan và góp phần vào mục tiêu hiện đại hóa khả năng quân sự của Ba Lan trong khi cũng tăng cường khả năng tương tác với Hoa Kỳ, các thành viên NATO, và các đồng minh khác", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Tiem kich F35 AFP Getty

Ba Lan gia tăng đáng kể việc mua khí tài quân sự. Ảnh: AFP/Getty.

Vào tháng 6, một máy bay chiến đấu F-35 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã cất cánh bay trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda để gặp gỡ Tổng thống Donald Trump.

Ba Lan đã liên tục tăng chi tiêu quốc phòng, một phần do những lo ngại của Warsaw về Nga sau việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và cuộc xung đột miền Đông Ukraine chưa có tín hiệu được giải quyết.

Máy bay tàng hình F-35 đã được gọi là hệ thống vũ khí đắt nhất trong lịch sử, và sự phát triển của nó dấy lên nhiều lo ngại vì sự chậm trễ, kéo dài thời gian nó sẵn sàng chiến đấu.

Ba Lan là một trong số ít thành viên NATO chi tiêu theo mức NATO khuyến nghị 2% GDP cho quốc phòng. Họ cũng đáp ứng được một mục tiêu quan trọng khác của NATO là chi hơn 20% ngân sách quốc phòng cho các khí tài/

Thương vụ mua máy bay phản lực trị giá 6,5 tỷ đô la sẽ chiếm một phần lớn chi tiêu quốc phòng của Ba Lan khi nước này dự kiến sẽ chi khoảng 11,9 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2019, theo thống kê của NATO.

Trong số các đồng minh châu Âu của Mỹ, Na Uy, Ý, Hà Lan và Vương quốc Anh sở hữu F-35. Bỉ và Đan Mạch cũng đang mua máy bay này.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước tham gia phát triển máy bay phản lực này, gần đây đã bị Mỹ loại khỏi chương trình và sẽ không còn được phép mua máy bay trêntheo quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ