• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Động thái của Mỹ và NATO: Nga quả quyết hành động trước bất kỳ ảnh hưởng nào

Thế giới 23/07/2020 11:09

(Tổ Quốc) - Nga đã lên tiếng sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến nước này.

Theo tờ Newsweek, Nga đã cảnh báo sẽ trả đũa nếu quân đội Mỹ và các quốc gia thành viên thuộc liên minh NATO đến gần biên giới nước này.

Động thái của Mỹ và NATO: Nga quả quyết hành động trước bất kỳ ảnh hưởng nào - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút một phần quân binh ở Đức và tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự căng thẳng tại quốc gia láng giềng Ba Lan.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã nói với Cơ quan thông tấn Nga TASS cho biết "tất nhiên, chúng tôi cũng đã phân tích tất cả những điều này, bao gồm quan điểm kế hoạch quân sự sau khi ông được hỏi về khả năng phản ứng của Moscow đối với các hoạt động của NATO đến gần biên giới.

"Nếu bất kỳ hành động nào được đánh giá là cần thiết thì tất nhiên chúng tôi sẽ thực hiện đảm bảo an toàn cho nước Nga", ông Alexander Grushko nói.

"Thỉnh thoảng, trong suốt cuộc nói chuyện với các đồng nghiệp, họ thường nhắc đến các gợi ý phản ứng đối xứng của Nga trước các động thái diễn ra trên thế giới", ông Grushko nói thêm. "Không, chúng tôi sẽ làm những gì chúng tôi muốn và tất cả sẽ phải tuân thủ theo nghĩa vụ và trách nhiệm mà chúng tôi phải làm".

Trong khi Mỹ mở rộng hiện diện quân sự tại châu Âu nhằm đối phó với quan hệ xấu đi với Moscow trong vài năm qua thì Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố vào tháng trước rằng Mỹ sẽ rút 9500 quân binh khỏi Đức trong bối cảnh căng thẳng với Berlin liên quan đến các đóng góp chi tiêu quốc phòng cho NATO. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh rằng một số quân binh của Mỹ sẽ đến Ba Lan và Tổng thống Andrzej Duda đã lên tiếng sẵn sàng đón tiếp sự hỗ trợ từ Washington. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn chưa công bố kế hoạch chính thức đối với việc triển khai quân sự nào. Hiện quân đội châu Âu và NATO hiện chưa phản hồi từ các yêu cầu của Newsweek.

"Đức đang vi phạm và họ đã vi phạm trong nhiều năm qua. Đức đang nợ NATO hàng tỷ đôla và họ phải trả giá", Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 17/6. Đức không hề có bất kỳ khoản nợ nào với NATO nhưng đã thất bại trong cam kết với các đồng minh NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024.

Các căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Đông Âu, đặc biệt là trên Biển Đen và Biển Baltic – khu vực cả lực lượng Nga và NATO thường xuyên hoạt động. Trung tâm kiểm soát quốc phòng quân đội Nga hôm thứ Tư đã báo cáo hệ thống radar trinh sát của Hạm đội Biển Đen và lực lượng cảnh báo phản ứng nhanh của Hạm đội Biển Baltic đã "che mờ" chuyển động của máy bay P-8A Poseidon và máy bay trinh sát U-2S của quân đội Mỹ cùng với một máy bay giám sát P-3C Orion của quân đội Đức.

Theo tờ báo, báo cáo diễn ra trong bối cảnh cả Nga và NATO đều tham gia diễn tập quân sự ở Biển Đen – khu vực nhiều căng thẳng kể từ khủng hoảng Ukraine vào năm 2014 và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Phương Tây xem đây là hành động vi phạm bất hợp pháp. Các lo ngại về động thái ảnh hưởng xuyên biên giới của Nga trong NATO đã khiến các quốc gia trong liên bang có các động thái phản ứng.

Sự trỗi dậy sau Chiến tranh Lạnh của NATO đã khiến cho an ninh biên giới trở thành một vấn đề nhạy cảm đối với Nga – quốc gia từng cáo buộc Mỹ quân sự hóa ở biên giới châu Âu cùng với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân tới Romania và Ba Lan. Moscow đã thuyết phục rằng những hệ thống như vậy là một phần của lá chắn tên lửa có khả năng được sử dụng tấn công.

Ngay sau khi chính quyền Tổng thống Trump ra khỏi hiệp ước năm 1987 có liên quan đến việc cấm sử dụng tên lửa đất đối không tầm trung vào tháng Tám, Lầu Năm Góc đã thử một tên lửa hành trình sử dụng mô hình phóng tương tự như các loại đã được triển khai tới Đông Âu mặc dù có các khác biệt quan trọng. Nga đứng trước các cáo buộc từ Mỹ về việc phát triển vũ khí vi phạm hiệp ước và đe dọa sẽ sẵn sàng đáp trả nếu có bất kỳ động thái triển khai tên lửa tầm trung nào ở châu Âu.

Trong Hiệp ước New START, hiệp định kiểm soát vũ khí song phương cuối cùng của Washington và Moscow đã sụp đổ. Ông Grushko cho biết vào ngày 22/7 rằng, các vũ khí của Nga tồn tại trước đó và đảm bảo an ninh không chỉ bằng việc tạo ra các tiềm năng mà còn bởi sự kiềm chế quân đội cũng như sự minh bạch lớn hơn đang bị xói mòn và phá hủy.

Trong giao dịch với NATO, ông Grushko nói trên TASS rằng Moscow có thể không tham gia cùng NATO bằng hình thức hiện tại nếu 29 quốc gia thành viên nhận ra các đạo luật không hiệu lực và không đáp ứng yêu cầu bảo mật thực sự.

Tuy nhiên, tại Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh bản chất của NATO là công cụ chống lại Moscow vào hôm 22/7. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Copehagen rằng Mỹ đang đối phó với Nga giống với một nỗ lực giúp NATO. Đây là cách Washington thực hiện lời hứa đảm bảo an ninh toàn cầu đối với các đồng minh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ