Đừng cho rằng cứ thông minh là sẽ giàu, cuộc đời vốn không đơn giản như vậy và nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel này sẽ tiết lộ lý do

(Tổ Quốc) - Nhà kinh tế này đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của trí thông minh bẩm sinh và những thành công trong lĩnh vực tài chính.

Mới đây, trên trang hỏi đáp Quora, một bà mẹ đã chia sẻ lại câu chuyện về hai người con trai của mình và nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. "Tại sao không phải ai thông minh thì đều giàu có?" - bà mẹ này đưa ra câu hỏi.

"Cả hai đứa con trai của tôi đều rất thông minh, theo những kiểu khác nhau. Tuy nhiên tôi nghĩ, có lẽ chỉ 1 đứa có thể trở nên giàu có. Đứa lớn thông minh kiểu ham học, ham đọc. Thằng bé yêu thích lịch sử và nghệ thuật, am hiểu công nghệ và có thể giải quyết những vấn đề khó.

Tuy nhiên, thằng bé rất nhút nhát và không mấy quan tâm đến tiền bạc và danh vọng. Đối với đứa con này của tôi, ngày đẹp nhất là khi được ngồi thong thả đọc sách, trong một không gian yên bình, thư thái.

Đừng cho rằng cứ thông minh là sẽ giàu, cuộc đời vốn không đơn giản như vậy và nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel này sẽ tiết lộ lý do - Ảnh 2.

Đứa con trai lớn ham đọc sách.

Còn đứa còn thứ 2 lại khác. Thằng bé ưa di chuyển, thích khám phá mọi thức và đặt ra những thách thức cho bản thân. Đứa con này không thông minh kiểu học thức và theo kiểu "đường phố". Khi chúng tôi nghỉ hè ở Đức, thằng bé đã cố gắng bán các bức tranh của mình cho bọn trẻ ở đây với giá 5 EURO (hơn 130 ngàn đồng) mỗi bức, dù không nói bất kỳ câu tiếng Đức nào".

Đừng cho rằng cứ thông minh là sẽ giàu, cuộc đời vốn không đơn giản như vậy và nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel này sẽ tiết lộ lý do! - Ảnh 3.

Đứa con thứ hai lại thông minh theo kiểu "đường phố".

Đáp lại câu hỏi của bà mẹ này, rất nhiều người dùng mạng đã vào trả lời và nêu ra quan điểm của mình. Hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, chỉ có trí thông minh thôi thì không đủ để khiến chúng ta giàu có. Sự dư dả về vật chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khía cạnh khác.

Về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe ý kiến của James Heckman - một nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel danh giá. Theo đó, Heckman đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của trí thông minh bẩm sinh và những thành công trong lĩnh vực tài chính. Nhà kinh tế này sau đó nhận định, trí thông minh đóng vai trò từ 1-2% đối với thành công trong tương lai của một đứa trẻ.

Thay vì trí thông minh, sự dư dả về vật chất có mối tương quan với sự kỷ luật tự giác, tính kiên trì và sự siêng năng. Bên cạnh đó, vận may cũng đóng một phần vai trò trong sự thành công. Tuy nhiên chúng ta không thể kiểm soát yếu tố này.

Đừng cho rằng cứ thông minh là sẽ giàu, cuộc đời vốn không đơn giản như vậy và nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel này sẽ tiết lộ lý do! - Ảnh 4.

James Heckman - một nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel danh giá.

Đối với IQ, chúng ta cũng chỉ có thể kiểm soát được một phần nào đó. Bởi chúng ta có thể trở nên học thức hơn nhưng trí thông minh linh hoạt, khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề độc lập thì khó thay đổi hơn và thường mang tính chất cố định.

Thế nhưng chúng ta lại có thể kiểm soát mức độ chăm chỉ, tận tâm và sự siêng năng của mình. Mọi người thường định nghĩa sự thành công theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn định nghĩa thành công bằng thước đo truyền thống - tức là thành tích trong công việc, lượng tài sản hay danh tiếng thì sự chăm chỉ sẽ là một sự cân bằng tuyệt vời.

Đừng cho rằng cứ thông minh là sẽ giàu, cuộc đời vốn không đơn giản như vậy và nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel này sẽ tiết lộ lý do! - Ảnh 5.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh. Bạn có thể không tài năng, không được nhận sự giáo dục tốt, không sinh ra trong một môi trường sống tuyệt vời,.. Nhưng bạn có thể chăm chỉ! Bởi theo thời gian, sự nỗ lực dẫn đến kỹ năng và kinh nghiệm. Bạn có thể kiên trì và sống kỷ luật hơn người khác. Và Nobel James Heckman cho rằng, đó mới là yếu tố lớn nhất tác động đến thành công trong tương lai của một người.

Chính vì điều này nên trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cần dạy con phải biết nỗ lực và học tập chăm chỉ. Bố mẹ cũng không nên con thông minh mà cần khen ngợi những cố gắng, quá trình phấn đấu của con để dành được một thành tích nào đó. Điều này sẽ góp phần giúp con không ngừng chăm chỉ, nỗ lực hơn.

Thanh Hương

Tin mới