• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ: Sức mạnh kinh hồn buộc NATO phải đặt vé tới Moscow

An ninh trật tự 04/07/2020 11:21

(Tổ Quốc) - Phương Tây luôn muốn "ăn tươi nuốt sống" Nga bởi họ cậy có một liên minh quân sự NATO nổi danh, luôn đe dọa, cấm vận, trừng phạt…nay đã đến lúc cũng phải "đặt vé" đến Moscow.

Với cuộc chiến ở Trung Đông, Bắc Phi không còn ai ngạc nhiên khi Moscow thay vì Washington mới là điểm đến cho các bên.

Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ - một cường quốc khu vực, cũng đã nhiều lần đặt vé đến Moscow xin "đình chiến", thì các "người chơi" có máu mặt trong khu vực Bắc Phi, Trung Đông như Israel, Iran, Ai Cập, Algeria tìm đến là chuyện không thể khác…

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ: Sức mạnh kinh hồn buộc NATO phải đặt vé tới Moscow - Ảnh 1.

Thế nhưng, Phương Tây, vốn là đối thủ, muốn ăn tươi nuốt sống Nga trong nhiều thập kỷ bởi họ cậy có một liên minh quân sự NATO nổi danh, luôn đe dọa, cấm vận, trừng phạt Nga…nay đến lúc cũng phải "đặt vé" đến Moscow thì thế giới – trật tự quyền lực đã đổi thay mất rồi…

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ tại đây!

Tổng thống Putin đã tổ chức, xây dựng, bố trí lực lượng tại Bắc Cực thành một pháo đài hay một "tấm màn sắt" công thủ toàn diện.

1. Về tổ chức: Tổng thống – Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Nga Putin đã kí sắc lệnh tách Hạm đội phương Bắc, tiền thân là Hạm đội Sao đỏ phương Bắc ra khỏi Quân khu Tây mà họ đã từng được sáp nhập vào năm 2010.

Từ đây, Hạm đội phương Bắc trở thành một Hạm đội độc lập, một đơn vị hành chính quân sự riêng biệt như Hạm đội Baltic, Bộ Tư lệnh PK-KQ, Quân khu Matxcova và Leningrad.

Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, theo đó, tất cả các cấu trúc quân sự, ngoài hạm đội, đất đai, không quân-vũ trụ (VKS) và các công trình khác, sẽ phụ thuộc vào chỉ huy của Hạm đội phương Bắc (SF).

SF trước đây đã thực hiện các nhiệm vụ này, và bây giờ nó đã loại bỏ các cấu trúc chỉ huy, lãnh đạo của Quân khu phía Tây, SF sẽ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng, và đương nhiên là Tư lệnh tối cao.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga nói: "Việc thực thi Sắc lệnh sẽ tối ưu hóa cơ cấu quản lý của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga và trao cho Hạm đội phương Bắc một vị trí hợp pháp của một đơn vị hành chính quân sự độc lập".

Quyết định tách Hạm đội phương Bắc (SF) là một quyết định cực kỳ hợp lý, chính xác vì mấy lý do sau đây:

Thứ nhất, SF trực thuộc Quân khu Tây, dưới sự chỉ huy của Tướng mặt đất không am hiểu về hải quân, Phó tư lệnh quân khu không cơ cấu Hải quân, cho nên, khi xảy ra tác chiến thì hợp đồng quân binh chủng khó khăn, không phát huy hết sức mạnh tổng hợp của lực lượng…

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ: Sức mạnh kinh hồn buộc NATO phải đặt vé tới Moscow - Ảnh 3.

Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga phô diễn sức mạnh.

Thứ hai, Bắc Cực đang ngày càng biến thành một đấu trường mới và hết sức đặc biệt giữa Nga và NATO. Đó là việc hạm đội Mỹ-NATO tìm cách biến Tuyến đường biển phía Bắc (NSR), tuyến đường thủy ngắn nhất nối liền châu Âu và châu Á, thành tuyến hàng hải mà họ có quyền "tự do hàng hải".

Chính vì lẽ đó, SF phải được nâng tầm về tổ chức, cấu trúc để đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nước Nga trong tình thế mới của thế giới thay đổi.

2. Về xây dựng lực lượng: Với tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm đa năng mang vũ khí hạt nhân, tàu tuần dương hạng nặng và tên lửa hành trình - SF đã và vẫn là lực lượng quân sự chính của Nga ở khu vực Bắc Cực.

Các thủy thủ Biển Bắc phục vụ trong điều kiện khí hậu khó khăn nhất và làm chủ các vũ khí tối tân nhất, và tàu của họ hoạt động trên khắp thế giới. SF chiếm hơn 50% toàn bộ sức mạnh nổi bật của Hải quân Nga.

Tại Biển Bắc - Nga có hơn 40 tàu ngầm hạt nhân và diesel với các tên lửa hành trình và đạn đạo trên tàu và nhiều tàu mặt nước hoạt động cho các mục đích khác nhau.

Bên cạnh đó họ còn có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh mẽ và hệ thống phòng thủ bờ biển rất hiện đại, tiên tiến đang hoạt động.

Tuy nhiên, trong một môi trường thù địch khắc nghiệt như vậy ở Bắc Cực, tàu chiến không phải là cách duy nhất để bất kỳ quốc gia nào có thể tuyên bố vị thế của mình một cách hiệu quả.

Chứng minh sức mạnh ở Bắc Cực không nằm trong các nhóm chiến đấu và hệ thống vũ khí…mà phải là sự có mặt của một đội cứu hộ và cứu hộ hùng hậu.

Một hạm đội tàu phá băng hiện đại bậc nhất thế giới của Nga mà ngay cả Mỹ muốn có cũng phải cần thời gian 15-20 năm nữa mới đuổi kịp.

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ: Sức mạnh kinh hồn buộc NATO phải đặt vé tới Moscow - Ảnh 5.

Tàu phá băng Arktika sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 mới của Nga.

3. Về bố trí lực lượng: Tại sao Nga ném vào Biển Bắc một lực lượng lớn như vậy? Đơn giản là thay vì Biển Baltic và Biển Đen nằm trong một chiến trường bị hạn chế về mặt địa lý thì Biển Bắc tiếp cận trực tiếp với đại dương.

Trong trường hợp có mối đe dọa tấn công hạt nhân, phản ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất sẽ xuất phát từ các căn cứ của SF. Hơn nữa, tàu ngầm có thể bắn trực tiếp từ các vị trí neo – đây là một đặc tính có một không hai của lực lượng tàu ngầm Nga…

Để bảo vệ tuyến biển Bắc (NSR) trên 2 nhiệm vụ an ninh hàng hải và an toàn hàng hải, Nga đã giao nhiệm vụ cho SF và SF đã hoàn thành nhiệm vụ. Một hệ thống an toàn hàng hải được triển khai cơ bản cho tuyến NSR và một hệ thống bảo vệ NSR được triển khai hoàn thành. Điều này cho phép Nga thiết lập quy tắc hàng hải trên NSR "bằng tiếng Nga".

Khi người Mỹ và người Anh (Anglo-Saxons) đang tập trung vào "tự do hàng hải" trên khắp đại dương thì tại Bắc Cực Nga đã âm thầm xây dựng, tổ chức, bố trí lực lượng cơ bản hoàn thành. Mỹ-NATO đã quá chậm để chiếm ưu thế quân sự, tụt hậu so với Nga trên Biển Bắc.

Đừng động đến Bắc Cực, Nga là ông chủ: Sức mạnh kinh hồn buộc NATO phải đặt vé tới Moscow - Ảnh 6.

Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga phô diễn sức mạnh.

Tại sao phương Tây phải đặt vé đến Matxcova?

Luật hàng hải quốc tế hiện đại là một "phát minh thuần túy" của Đế quốc Anh để bảo vệ lợi ích kinh tế của Anh khỏi mọi cạnh tranh có thể với các công ty vận tải biển của Anh quốc trên các tuyến thương mại biển có lợi nhuận.

Nhưng vấn đề là nước Anh ra luật vào thời điểm đó (thế kỷ 15-16) đã thiếu nghiêm túc khi đánh giá thấp NSR về lợi nhuận của nó trong thế kỷ 20-21, và do đó đã quên, không mở rộng chính nó sang con đường này và hiện đang cố gắng thực hiện lại mà quên đi điều tương tự rằng, luật hàng hải quốc tế của Anh được cấy ghép bởi pháo hạm, máy bay và kiếm của lính Anh.

Và bây giờ, Liên bang Nga hay Đế quốc Nga ra Luật NSR được bảo đảm bởi Atomflot (tàu phá băng nguyên tử), VKS (Không quân - vũ trụ Nga) và UHF của Nga để bảo vệ an ninh Nga, an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường vùng biển Bắc Cực…

Giờ đây, Phương Tây nhận thức được rằng, cần phải thiết lập cơ sở hạ tầng pháp lý quốc tế để thông qua luật pháp quốc tế ở Biển Bắc.

Nhưng thật không may, hiện tại không có cơ sở hạ tầng pháp lý quốc tế, cho nên, việc quản lý các nguồn tài nguyên có giá trị ở Bắc Cực sẽ suy thoái thành sự chiếm đoạt quyền lực ai mạnh kẻ đó được. Luật của kẻ mạnh.

Khi một cơ sở hạ tầng pháp lý quốc tế thuộc loại này không được thiết lập thông qua đàm phán với các bên có liên quan thì các quốc gia Bắc Cực sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc "tự chăm sóc bản thân". Việc đầu tiên là họ cần phải biết ai là ông chủ ở đây.

Có lẽ phương Tây đã nhận thức đúng, đủ, sức mạnh của Nga tại vùng Biển Bắc nên phải "đặt vé" trước đến Matxcova, bởi lẽ băng đang tan trong khi tình hình Trung Đông và đặc biệt là Ai Cập – Bắc Phi đang hỗn loạn…

Chẳng cần một nhà chiến lược tài ba thì cũng hiểu khi kênh đào Suez – Ai Cập bị đóng thì tuyến đường biển nào thay thế tiện lợi nhất, kinh tế nhất và an toàn nhất – Rõ ràng đó là tuyến hàng hải Biển Bắc với quy tắc hàng hải "bằng tiếng Nga".

Lê Ngọc Thống

NỔI BẬT TRANG CHỦ