• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Fed: Người Mỹ ngày càng giàu hơn nhưng bất bình đẳng là điều không thể loại bỏ

Kinh tế 01/10/2020 19:28

(Tổ Quốc) - Theo số liệu của Fed, các gia đình Mỹ đã có khoản tiết kiệm đáng kể từ năm 2016 đến năm 2019, nhưng sự bất bình đẳng giàu – nghèo hiện vẫn ở mức cao và tình trạng này đã diễn ra trước khi đại dịch bùng phát.

Khảo sát về tài chính người tiêu dùng của Fed cho thấy giá trị tài sản ròng trung bình tăng 18% trong 3 năm, thu nhập trung bình hộ gia đình Mỹ tăng 5%. Cuộc khảo sát bắt đầu thực hiện vào năm 1989, được công bố 3 năm 1 lần và "tiêu chuẩn vàng" đối với số liệu về tình hình tài chính của các hộ gia đình Mỹ.

Số liệu này cho biết về sự cải thiện đối với tình hình tài chính được thúc đẩy bởi thu nhập và giá nhà gia tăng, kết quả của quá trình tăng trưởng kéo dài nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ. Một trong số yếu tố trên đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua và những người có thu nhập thấp nhất đã được tăng lương.

Tuy nhiên, nhiều người Mỹ lại tiết kiệm được ít hơn so với thời điểm trước cuộc suy thoái diễn ra cách đây 1 thập kỷ và sự chênh lệch vẫn còn tiếp diễn. Tại Mỹ, tỷ lệ tài sản của 1% hộ gia đình giàu nhất thế giới vẫn ở mức cao nhất trong gần 3 thập kỷ.

Fed: Người Mỹ ngày càng giàu hơn nhưng bất bình đẳng là điều không thể loại bỏ  - Ảnh 1.

Gần như toàn bộ dữ liệu trong cuộc khảo sát năm 2019 được tổng hợp trước khi dịch bệnh bùng phát. Theo đó, các nhà kinh tế học lo ngại rằng sự cải thiện đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn có thể đã không còn trong những tháng gần đây, khi hàng triệu người mất việc vì ảnh hưởng của Covid-19. Tình trạng bất bình đẳng có thể đã chuẩn bị mở rộng hơn khi những người thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Số lượng việc làm vẫn sụt giảm mạnh so với thời điểm trước đại dịch khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh bấp bênh hơn. Các chỉ số trên TTCK đã tăng trở lại và đây là yếu tố giúp các hộ gia đình trở nên giàu có hơn, nhưng phần lớn lợi ích vẫn dồn cho những người giàu. Cuộc khảo sát của Fed cho thấy, chỉ khoảng 1 nửa người dân Mỹ có nắm giữ cổ phiếu.

Julia Coronado – nhà sáng lập MacroPolicy Perspective và là cựu kinh tế gia của Fed, nhận định về sự bất bình đẳng: "Rõ ràng rằng, tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn. Chúng tôi biết rằng tỷ lệ thất nghiệp nghiêng về phía những người có thu nhập thấp hơn, dễ bị tổn thương hơn về mặt kinh tế."

Trước khi đại dịch bùng phát, Michelle Bernier cuối cùng cũng vực dậy sau thập kỷ mất mát. Không lâu trước cuộc suy thoái kinh tế trước đây, bà bị thương và mất việc tại 1 viện dưỡng lão. Đến khi đủ sức khỏe để đi làm trở lại, thì nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, vợ chồng bà phải sống dựa vào tem phiếu lương thực.

Tuy nhiên, đến năm ngoái, mọi thứ dần khởi sắc hơn. Bernie có được công việc mình mong muốn là 1 y tá, bà kiếm được 20 USD/giờ. Bà chia sẻ: "Mọi việc khá thuận lợi. Chúng tôi có thể mua đồ tạp hóa, có ô tô và nhà. Chúng tôi có những gì mình cần và có một chút tiền dư."

Dịch bệnh đã xóa sạch toàn bộ niềm vui ấy. Khách hàng của bà không muốn người ngoài đến nhà, nghĩa là Bernie cũng mất việc. Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp thêm 600 USD/tuần đã giúp bà trụ vững trong 1 thời gian. Nhưng khoản tiền bổ sung đó đã hết vào tháng 7 và bà không biết xoay sở ra sao nếu thiếu nó.

Và ngay cả ở thời điểm thị trường lao động gặp khó khăn hơn chuyển thành sự giàu có được phân bổ rộng rãi hơn, thì tiền tiết kiệm tích lũy theo thời gian vẫn ở mức cao. Năm 1989, 1% nhóm người giàu nhất nắm giữ khoảng 30% tài sản ròng ở Mỹ. Con số này đã tăng lên gần 40% vào năm 2016 và ít thay đổi trong cuộc khảo sát mới nhất.

Theo Fed, trong khi sự giàu có tăng nhẹ đối với nhóm thu nhập thấp nhất thì 1 nửa số gia đình nghèo ở Mỹ chỉ nắm giữ khoảng 1% khoản tiền tiết kiệm của cả nước vào năm 2019. Chỉ có khối tài sản của 10% người giàu nhất thế giới tăng lên vào năm 2019 so với trước cuộc suy thoái 2007-2009.

Ernie Tedeschi – nhà kinh tế chính sách tại Evercore ISI, cho biết: "Sự hồi phục muộn sau cuộc Đại suy thoái cuối cùng đã giúp đỡ những người nghèo nhất một chút. Và cuộc suy thoái do đại dịch thực sự là một bước lùi."

Từ lâu, khối tài sản đã đặc biệt tập trung vào tay những người giàu và xu hướng đó vẫn kéo dài đến năm 2019. Một hộ gia đình trung bình trong nhóm 10% giàu nhất nắm giữ khoảng 780.000 USD giá trị cổ phiếu vào năm ngoái. Trong. Khi đó, các gia đình trung bình trong quý cuối nắm giữ hơn 2.000 USD.

Tỷ lệ nắm giữ của hộ "ít giàu" đã tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những hộ giàu. Khoảng 94% gia đình giàu có đều nắm giữ cổ phiếu, trong khi nhóm thấp hơn là chỉ 1 trong 5 hộ nắm giữ 25%. Điều này cho thấy khi các gia đình có mức tài sản thấp hơn có thể ít chịu ảnh hưởng bởi đà sụt giảm của TTCK vào mùa xuân, thì họ cũng không được hưởng lợi nhiều khi thị trường tăng giá vào mùa hè vừa rồi.

Mối quan tâm hiện nay là tình trạng bất bình đẳng có thể trở nên sâu sắc hơn khi người lao động ở tầng lớp thấp nhất mất đi việc làm và thu nhập. Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp là 8,4% trong tháng 8, nhưng đối với người da đen là 13%.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy mức độ tập trung của cải được duy trì qua các thế hệ. Vào năm 2019, 1% gia đình giàu nhất dự kiến sẽ nhận được 1,6 triệu USD tiền thừa kế, trong khi nhóm thấp hơn chỉ nhận được khoảng 39.000 USD.

Tham khảo New York Times

Lục Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ