• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ghé thăm nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam

Văn hoá 02/09/2019 08:55

(Tổ Quốc) - Được khai trương và đi vào hoạt động đúng vào dịp kỷ niệm tròn 125 tuổi, Nhà truyền thống văn hóa Bệnh viện Trung ương Huế hiện là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý về Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam.

BVTW-33

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển, vừa qua Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) đã khai trương và đưa vào hoạt động nhà truyền thống văn hóa của bệnh viện. Nhà truyền thống nằm cạnh tòa cao tầng ODA (BV Trung ương Huế), hướng ra phố Hai Bà Trưng, TP. Huế. Đây là địa chỉ trưng bày hệ thống hình ảnh tư liệu và hiện vật của Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam ngay từ ngày đầu ra đời.

BVTW-18

Theo tư liệu của Triều đình nhà Nguyễn (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí), vào năm Thành Thái thứ 6 (1894), nhà vua đã ban sắc lệnh cho xây dựng Nhà thương bệnh sở là tiền thân của BVTƯ Huế. Tên gọi đầu tiên của bệnh viện là Nhà thương bệnh sở, trải qua nhiều giai đoạn còn có những tên gọi khác như: Bệnh viện bản xứ, Bệnh viện chính, Bệnh viện Huế và sau này là BVTƯ Huế.

BVTW-30

Phía bên trong nhà truyền thống văn hóa là nơi đang trưng bày những hình ảnh, tư liệu quý giá về sự hình thành và phát triển của bệnh viện qua các giai đoạn.

BVTW-16

Một trong số nhiều tư liệu quý đang được trưng bày đó là những Châu bản của triều đình Nhà Nguyễn từ thời vua Đồng Khánh, Duy tân, Thành Thái, Bảo Đại đã chứng tỏ sự quan tâm của các vị vua Nhà Nguyễn về một cơ sở chữa bệnh tập trung cho người dân lúc đầu chỉ từ một Bệnh xá rồi hình thành và phát triển thành BVTƯ Huế sau này.

BVTW1-1

Chân dung bác sỹ Dumas - Giám đốc y tế vùng tại Annam, giám đốc của BV từ 7/1906 đến 5/1907.

BVTW-19

Danh sách giám đốc Bệnh viên Trung ương Huế qua các thế hệ cũng được lưu giữ tại phòng truyền thống. Trong hình là danh sách các giám đốc bệnh viện từ 1945 đến nay.

BVTW-4

Khoảng thời gian từ 1894 đến 1945 đã có hình ảnh những thầy thuốc khám cho người dân bản xứ, những hoạt động thiện nguyện cũng đã diễn ra đầu thế kỷ 20.

BVTW-5

Cũng trong khoảng thời gian này, lần đầu tiên các thầy thuốc Việt Nam biết cách và được phép tiêm chủng cho người dân. Cách phòng bệnh mới mẻ này đã được dân chúng hoan nghênh và vội vàng kéo nhau đến, nên trong năm đó bệnh viện đã tiêm chủng cho hơn 40.000 người tại Huế. Và cũng là lần đầu tiên các thầy thuốc Việt Nam được hưởng thù lao 5 xu với mỗi người dân được tiêm chủng có kết quả tốt.

BVTW-1

Đầu năm 1907 triều đình Nguyễn đã chi hỗ trợ 4.000 đồng cùng Tòa Khâm quyết định xây lại bệnh viện với qui mô lớn hơn, nhiều cơ sở điều trị được mở rộng và xây dựng thêm. Phòng bệnh dành cho người Âu, quan lại người Việt, phòng bệnh dành cho nam, nữ riêng biệt, y bác sỹ được tăng thêm, nhiều ca phẫu thuật cấp cứu được thực hiện ngay tại BV và có kết quả tốt. Tiếp đến là sự ra đời của khoa sản năm 1920, khoa mắt Albert Saraut vào năm 1921...

BVTW-13

Nhưng dấu mốc quan trọng đối với BV đó là vào năm 1944, giám đốc của BV lúc bấy giờ là bác sỹ Gourvil nhận thấy rằng uy tín và sức lan tỏa của BV đã bao trùm toàn bộ miền Trung và cả nước nên đã đề nghị bổ sung thêm hai chữ "Trung ương" vào cụm từ tên riêng của BV để đổi tên thành BVTƯ Huế và tên gọi này được sử dụng cho đến ngày hôm nay.

BVTW-12

Bệnh viện Trung ương Huế giai đoạn chiến tranh 1968.

BVTW-11

BVTW-6

Bệnh viện Trung ương Huế năm 1972.

BVTW-20

Cùng với những hình ảnh tư liệu từ ngày đầu mới thành lập, phòng truyền thống văn hóa còn là nơi lưu giữ các tư liệu, hình ảnh ghi dấu thành tựu nổi bật của bệnh viện giai đoạn sau chiến tranh đến nay.

BVTW-26

BVTW-22

BVTW-24

BVTW-28

Về các kỹ thuật chuyên khoa sâu đặc biệt, Bệnh viện đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận như trong lĩnh vực ghép tạng, hỗ trợ sinh sản trong vô sinh hiếm muộn, lĩnh vực tim mạch,...

BVTW-29

Lĩnh vực ghép tạng hiện là một trong những lĩnh vực nổi trội tạo nên tên tuổi của Bệnh viện Trung ương Huế hiện nay. Các hoạt động ghép giác mạc, ghép tim, ghép thận, ghép tủy-tế bào gốc... tại bệnh viện được thực hiện thường quy với tỉ lệ thành công 100%.

Lê Chung

NỔI BẬT TRANG CHỦ