Giải pháp mới ‘chiều lòng’ người hay ăn hàng quán

(Tổ Quốc) - Ngồi tại bàn làm việc quét QR chọn món ăn, đợi thông báo hoàn tất, đến nhận và thưởng thức tại cửa hàng là trải nghiệm mới lạ của dân văn phòng sử dụng ứng dụng Utop.

"Rồng rắn" giờ ăn trưa

Nhìn kim đồng hồ chạm mốc 12h, Thảo Trang thở dài. Nữ nhân viên truyền thông sợ cảnh hàng quán chật kín, thực khách xếp thành hàng dài đợi món. Mặc dù sát cạnh tòa nhà cô làm là một khu ẩm thực tổng hợp (foodcourt) lớn vài nghìn m2, không dưới 30 hàng quán đủ các thể loại.

"Ngày làm việc kéo dài 8 tiếng không khiến tôi mệt mỏi bằng một tiếng ăn trưa", Trang nói và cho biết thêm công đoạn gọi món, xếp hàng chờ nhận thức ăn mất của cô mỗi ngày hơn 30 phút. "Chỉ có ăn uống vội vã, qua loa thì mình mới dư dả ít phút chợp mắt lấy sức cho ca làm việc chiều".

Thảo Trang không phải trường hợp duy nhất ngán ngẩm khung giờ ăn trưa. Hoàng Thịnh - một kỹ sư làm việc tại khu công nghiệp tại quận Tân Phú so sánh cảnh chen chúc vào giờ trưa mang đến sự khó chịu không kém kẹt xe vào buổi sáng. "Dù không muốn, nhưng mình bắt buộc phải chịu đựng sự bất tiện này vì rất khó có giải pháp khác. Không phải ai cũng có quỹ thời gian để tự chuẩn bị phần ăn trưa tại nhà", Thịnh chia sẻ.

Dân văn phòng, công nhân "rồng rắn" trước các cửa tiệm là hình ảnh quen thuộc tại nơi tập trung các tòa cao ốc văn phòng, khu công nghiệp. Các khu canteen, foodcourt, các chuỗi hàng quán… trở thành nơi tập trung đông người vào mỗi giờ ăn, bất kể sáng hay trưa, tạo nên nguy cơ tiềm ẩn về lây nhiễm dịch bệnh. Để tiết kiệm, nhiều người còn chấp nhận ăn uống tại các hàng quán nhỏ bên vệ đường, vẫn phải chờ đợi dưới nắng nóng, đồng thời đối diện với các mối lo về an toan vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, dùng ứng dụng đặt món trực tuyến khiến họ mất thêm phí vận chuyển, vẫn phải chờ đợi shipper và không phải công ty nào cũng có phòng ăn riêng.

Chọn món trên smartphone, thưởng thức tại quán

Thế nhưng, trong mắt ông Phạm Nguyên Vũ - Sáng lập và Tổng giám đốc Utop, nỗi trăn trở của Thảo Trang, Hoàng Thịnh chính là khe cửa hẹp để các doanh nghiệp công nghệ khai thác các giải pháp O2O - online-to-offline, kết hợp giữa phương thức bán lẻ truyền thống và trực tuyến dựa trên công nghệ số.

"Rất nhiều nền tảng O2O giao nhận món tận nhà, nhưng lại ít đơn vị cung cấp giải pháp nhận món tại hàng quán. Trong khi đây là nhu cầu có tần suất cao, diễn ra mỗi ngày với các phương thức truyền thống, tồn tại nhiều bất tiện", ông Vũ nói.

Smart Menu - một hình thức đặt món nhận tại cửa hàng đã ra đời trên ứng dụng Utop trong tháng 5 sau gần nửa năm triển khai dưới sự hỗ trợ của đội ngũ FPT Software. Đây được kỳ vọng trở thành giải pháp nhằm tối giản thời gian chờ đợi cho các thao tác gọi món ăn, thức uống của hàng triệu người dùng, kéo dài quỹ thời gian hạn hẹp cho việc nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Đến hiện tại Việt Nam chỉ mới bước khỏi mối nguy từ các ca lây nhiễm cộng đồng Covid-19 vài tuần lễ và ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn sẽ còn kéo dài, Utop do đó còn trở thành công cụ góp phần bảo vệ người tiêu dùng hạn chế quá trình tiếp xúc đám đông, giảm thiểu sử dụng tiền mặt.

Cụ thể, với tính năng Smart Menu, nhân viên văn phòng có thể ngồi tại bàn làm việc, kích hoạt ứng dụng Utop, chọn món từ danh sách các cửa hàng gần nhất trong bán kính 5km. Hoặc người dùng có thể quét mã QR bố trí ngay trên bàn ăn hoặc trước các cửa hàng tại foodcourt, canteen để chọn quán, gọi món. Sau khi thanh toán thành công bằng điểm Utop (một điểm bằng 1.000 đồng), người dùng sẽ nhận được thông báo và đến lấy món ăn một cách nhanh chóng. Giai đoạn xếp hàng chờ đợi sau khi gọi món gần như được loại bỏ, chỉ cần chọn vị trí ngồi, nhận thức ăn, thưởng thức.

Chưa kể, với xuất phát điểm là ứng dụng tích điểm đổi quà, mua sắm, người dùng khi sử dụng Utop để đặt món ăn còn có thể nhận các mã khuyến mãi giảm giá hoặc được hoàn điểm để sử dụng cho các hoạt đọng mua sắm, ăn uống về sau.

Người dùng, hàng quán nói về trải nghiệm độc đáo của Smart Menu trên Utop.

Quán cơm phần, tiệm cà phê "lên đời" 4.0

Theo ông Vũ - "cha đẻ" của Utop thì mô hình kinh doanh mới này còn là chìa khóa để các đơn vị kinh doanh ẩm thực quy mô từ siêu nhỏ đến tầm trung tiếp cận các tiến bộ về công nghệ. Đưa cửa hàng lên Utop, các đối tác không chỉ bổ sung thêm một phương thức tiếp cận khách hàng trên nền tảng trực tuyến, mà còn có thể nhận diện được tệp khách hàng của mình, vốn là điều bất khả thi đối với những hàng quán là hộ gia đình, kinh doanh tự phát.

CEO Utop nhấn mạnh "nhận diện" ở đây tức là các chủ cửa hàng có thể quản lý thông tin về hành vi mua sắm của khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng, từ đó cải tiến và đổi mới sản phẩm, quy trình phục vụ, tăng tốc doanh thu. Ngoài ra, các hoạt động quảng bá của Utop cũng là kênh truyền thông hiệu quả để các cửa hàng tiếp cận lượng khách khổng lồ.

"Các hàng quán nhỏ lẻ, hoặc các foodcourt khó có đủ nguồn lực về vốn lẫn nhân sự để phát triển các giải pháp công nghệ. Trong khi với Utop các chủ cửa hàng chỉ cần bỏ ra khoản chi phí thấp và chỉ phát sinh khi có đơn hàng", ông Vũ nói và đồng thời cho biết kể cả quán cơm phần trưa hay tiệm cà phê nhỏ cũng có thể ứng dụng AI, QR, liên kết ví điện tử, phân tích dữ liệu, tận dụng công nghệ 4.0.

Giải pháp mới ‘chiều lòng’ người hay ăn hàng quán - Ảnh 2.

Nhân viên quán giao món cho khách hàng sử dụng tính năng Smart Menu trên Utop.

Chị Khánh - quản lý cửa hàng Daily Dose tại khu ẩm thực Etown Central (quận 4, TP HCM) chia sẻ, tính năng Utop giúp chị tiếp cận và phục vụ chu đáo hơn cho nhóm khách hàng ưa chuộng công nghệ, dù mới chỉ vận hành thử nghiệm một tuần.,.

"Ngay khi họ đặt món, thông tin về tên khách hàng, món uống hiện lên trên màn hình POS. Chúng tôi có thể nhận diện khách hàng đó là ai, khách quen hay khách lạ, dự đoán thời gian khách hàng xuống nhận hàng để chuẩn bị thức uống, trữ lạnh để món uống giữ độ tươi ngon, mát lạnh", chị Khánh hào hứng nói và kỳ vọng ứng dụng sớm cập nhật các tính năng giúp các order món của người dùng cụ thể hơn, về lượng ngọt, lượng đá..

Giải pháp mới ‘chiều lòng’ người hay ăn hàng quán - Ảnh 3.

Kể cả hàng quán nhỏ lẻ cũng có thể số hóa hoạt động kinh doanh với Utop.

Trong khi đó, bạn Thi - thu ngân tại Togo Coffee còn đánh giá cao trải nghiệm đội ngũ Utop mang lại trong thời gian đầu đưa vận hành hình thức mới này.

"Utop không chỉ miễn phí bố trí các công cụ QR, standee cho mình, mà còn cung cấp đội ngũ tư vấn viên túc trực tại quán để hỗ trợ giải đáp thắc mắc của người bán và cả khách hàng, giúp các giao dịch thông suốt, quá trình đặt và nhận món của khách hàng rất suôn sẻ", bạn Thi đánh giá cao trải nghiệm vận hành Smart Menu trên Utop. Cà phê sữa, bánh ăn sáng là hai món ăn được đặt nhiều nhất tại cửa hàng trên ứng dụng mới này.

Cả Togo Coffee và Daily Dose là những quầy hàng nhỏ lẻ, diện tích chỉ vài m2, nhưng lại là những đại diện cho mô hình "bán lẻ mới" nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng trực tuyến như Utop. Hình thức "bán lẻ mới" hay "new retail" được nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường dự báo sẽ ngày càng phát triển tại các quốc gia châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, hướng đến một tương lai khi các cửa hàng tiện lợi không cần thu ngân, người dùng tự nhận hàng - đóng gói tự động. Mọi cửa hàng dù quy mô nhỏ hay lớn đều có trải nghiệm đồng nhất và các sản phẩm định hướng bởi dữ liệu.

Ánh Dương

Tin mới