• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Gối đầu lên tay ngủ, chàng trai 22 tuổi suýt bị liệt cả cánh tay phải

Khỏe- Đẹp 02/09/2020 16:54

(Tổ Quốc) - Tiểu Trần gối đầu lên tay phải ngủ gục cả đêm trên bàn, sáng dậy thì thấy cánh tay phải bị tê rần, không cử động được. Đi khám mới biết nguyên nhân do dây thần kinh hướng tâm bị tổn thương, nếu để lâu sẽ liệt cả cánh tay.

Tiểu Trần, 22 tuổi, thức khuya chơi game, mệt quá nên ngủ gục trên bàn. Không ngờ, thói quen tưởng chừng vô hại này lại gây nên chuyện lớn. Qua một đêm gối đầu lên tay phải, ngủ gục trên bàn, anh phát hiện cánh và cổ tay phải của mình không có tí lực nào, không thể cử động. Bên cạnh đó, ngón cái và ngón trỏ cũng “đơ” và tê rần.

Lúc đầu, Tiểu Trần không quan tâm lắm, chỉ xoa một chút dầu hoạt tính, nghĩ rằng một lúc sẽ khỏi. Nhưng không ngờ, đến tận sáng hôm sau, tay phải của anh vẫn có triệu chứng như thế, không hề thuyên giảm. Cho nên, anh vội vàng đến khám tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện thứ 3 Đại học Y Quảng Châu.

Sau khi bác sĩ hỏi han chi tiết và tiến hành kiểm tra, kết luận Tiểu Trần bị tổn thương dây thần kinh hướng tâm do bị chèn ép. Khi đó, anh vô cùng nghi hoặc, không hiểu vì sao mình nằm sấp ngủ lại làm tổn thương dây thần kinh hướng tâm.

Đè lên tay khi ngủ, trường hợp nghiêm trọng có thể gây liệt

Dây thần kinh hướng tâm chạy dọc theo mặt dưới của cánh tay, điều khiển chuyển động của cơ tam đầu nằm ở bắp tay trên. Dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác. Khi dây thần kinh hướng tâm bị thương, cơ thể bị rối loạn vận động và cảm giác.

Gối đầu lên tay ngủ, chàng trai 22 tuổi suýt bị liệt cả cánh tay phải - Ảnh 1.

Mô phỏng tư thế ngủ (Ảnh: Aboluowang)

Nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây thần kinh hướng tâm gồm: lực kéo hoặc lực chèn ép, gãy xương do chấn thương và chấn thương do phẫu thuật. Đôi khi, việc gối đầu lên cánh tay khi ngủ trong thời gian dài khiến dây thần kinh hướng tâm bị chèn ép, dẫn đến tổn thương như trường hợp của Tiểu Trần.

Bác sĩ Tống Thành Hiến (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện thứ 3, Đại học Y Quảng Châu) cho biết tổn thương dây thần kinh hướng tâm do chèn ép này sau khi kịp thời chữa trị sẽ không để lại di chứng nào rõ rệt.

Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể gây teo cơ vùng điều khiển, biến dạng co cứng ngón tay và khớp cổ tay, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm của bàn tay.

Liệu pháp phục hồi chức năng là cách chữa trị phù hợp nhất

Quá trình hồi phục sau chấn thương dây thần kinh hướng tâm tương đối chậm, bác sĩ khuyên nên điều trị tập luyện trước, nếu không hiệu quả mới tiến đến phẫu thuật. Đối với chấn thương do bị chèn ép, có thể thực hiện các yếu tố vật lý như sóng siêu ngắn, kích thích điện chức năng, châm cứu gò má và tập luyện chức năng tự thân.

Gối đầu lên tay ngủ, chàng trai 22 tuổi suýt bị liệt cả cánh tay phải - Ảnh 2.

(Ảnh: Aboluowang)

Sau một thời gian điều trị, Tiểu Trần phục hồi rất tốt, hổ khẩu (phần giữa ngón cái và ngón trỏ) còn chút tê cứng, còn lại các hoạt động như duỗi cổ tay, ngón tay đều đang hồi phục tốt.

Bác sĩ khuyến cáo, để ngăn ngừa chấn thương dây thần kinh hướng tâm, trước tiên cần phải có một tư thế ngủ phù hợp, tránh gây áp lực vùng chẩm và cánh tay trong thời gian dài. Thứ hai, trước khi tập thể dục với các bài tập cường độ cao, bạn nên khởi động đầy đủ và mặc đồ bảo hộ khi cần thiết.

Nguồn: Aboluowang, Healthline

Quỳnh Trang

NỔI BẬT TRANG CHỦ