Hai mũ băng tại Canada đã biến mất hoàn toàn

Dink | 06-08-2020 - 21:12 PM

(Tổ Quốc) - Năm 2017, các nhà khoa học dự đoán băng sẽ tan trong vòng 5 năm tới. Tốc độ tan đã "vượt chỉ tiêu" 2 năm.

Tuần vừa rồi, các nhà khoa học công tác tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC) nói rằng ảnh vệ tinh đã không còn chụp được mũ băng (một khối băng bao phủ diện tích đất nhỏ hơn 50.000 km2) Vịnh Thánh Patrick nằm tại vùng đảo Ellesmere ở Nunavut, Canada. Dự đoán về sự ra đi của vỉa băng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng không ai ngờ nó tới sớn đến vậy.

Hai mũ băng tại Canada đã biến mất hoàn toàn - Ảnh 1.

Ảnh vệ tinh cho thấy hai mũ băng đã biến mất.

Mũ băng Vịnh Thánh Patrick thực sự “tí hon”: năm 1959, mũ băng lớn trong cặp vừa biến mất chỉ có diện tích 7,5 km2, còn mũ băng nhỏ rộng khoảng 2,8 km2. Tính tới năm 2001, hai mũ băng này đã lần lượt giảm 62% và 58% diện tích so với số đo năm 1959.

Năm 2017, một nhóm nghiên cứu xuất bản bài báo cáo khoa học nói rằng các mũ băng sẽ tiêu biến trong vòng 5 năm tới do ảnh hưởng của nhiệt độ tăng ngày một cao tại Bắc Cực. Hóa ra “lời sấm truyền” này đã đúng trước 2 năm. Ngày 14/7/2020, ảnh vệ tinh đã cho thấy hai mũ băng nêu trên biến mất dưới cái nóng lần đầu tiên xuất hiện trong khoảng thời gian 115.000 năm trở lại đây.

Hai mũ băng này cùng làn nước biển khu vực Bắc Cực đã chịu cảnh nóng nực nhiều tháng trở lại đây. Mũ băng Barnes, một trong những khu vực chứa băng lâu đời nhất Trái Đất, đã dần tiêu biến trong thập kỷ này. Mũ băng Vịnh Thánh Patrick mới chỉ hình thành vài thế kỷ trước, bắt đầu tiên biến năm 1959 và giờ nó đã tan chảy hoàn toàn.

Hai mũ băng tại Canada đã biến mất hoàn toàn - Ảnh 2.

Nhìn gần hơn hậu quả của biến đổi khí hậu.

Chúng tôi đã biết từ lâu rằng khi biến đổi khí hậu diễn ra, hiệu ứng tại Bắc Cực sẽ rất rõ ràng. Thế nhưng cái chết của hai mũ băng nhỏ mà tôi từng một thời biết rất rõ đã khiến biến đổi khí hậu trở thành mối tư thù của tôi. Tất cả những gì còn lại nơi hai mũ băng chỉ là những tấm ảnh và kỷ niệm”, Mark Serreze, giám đốc NSIDC nói trong buổi họp báo. 

Lần đầu tiên ông Serreze tới hai mũ băng này là năm 1982, khi ông còn là sinh viên sắp tốt nghiệp; ông đã theo dõi và nghiên cứu chúng từ thuở đó tới giờ, từ cái lúc việc nóng lên toàn cầu chưa phải là thảm họa lẩn khuất nơi chân trời. Những sự kiện đáng buồn như thế này cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể tệ ra sau, và báo hiệu cho tương lai gần đáng lo ngại. 

Khi mũ băng, dải băng và sông băng tan hết, mực nước đại dương sẽ tăng, kéo theo hệ lụy nơi các bãi biển và thành phố sống bên bờ biển. 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM