• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hậu tấn công cơ sở dầu Saudi: Nga, OPEC "lật ngược" nguy cơ hành động khẩn

Kinh tế 17/09/2019 13:08

(Tổ Quốc) - Saudi Arabia sẽ dùng đến các kho dự trữ của mình vì lo ngại các thành viên khác trong OPEC có thể sản xuất vượt mức thông thường, trang Wall Street Journal WSJ dẫn lời nhiều quan chức cho hay.

OPEC và Nga cho đến nay vẫn không ngừng bơm thêm dầu để lấp đầy khoảng thiếu hụt tiềm tàng trong nguồn cung toàn cầu sau khi vụ tấn công ở Saudi Arabia cuối tuần qua dẫn đến sự gián đoạn lớn về hoạt động sản xuất dầu thô tại nước này, các quan chức cho biết.

Saudi hối hả liên lạc

Giá dầu thô đã tăng mạnh vào thứ Hai sau cuộc tấn công cuối tuần vào hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất dầu thô của Saudi Arabia. Các quan chức cho biết Công ty Dầu Saudi Arabia, được gọi là Aramco, đã đặt mục tiêu khôi phục khoảng một phần ba sản lượng bị gián đoạn vào cuối ngày Thứ Hai.

Saudi Arabia cũng đã có một loạt các cuộc điện đàm với các thành viên cartel trong OPEC và các đồng minh sản xuất dầu khác trong những ngày cuối tuần qua và nói với các nhà sản xuất này rằng họ không cần sản xuất thêm sản lượng để bổ sung, các quan chức Saudi và OPEC cho biết.

Tan cong co so dau Saudi AP

Cơ sở dầu bị tấn công là một đòn giáng mạnh vào ngành kinh tế chính của Saudi Arabia. Ảnh: AP.

Các quan chức năng lượng của Saudi lo ngại các thành viên khác có thể bắt đầu khai thác vượt mức và nhân tiện chiếm đi một phần thị phần của vương quốc này, các quan chức và cố vấn của Saudi về vấn đề dầu mỏ cho biết. Các quan chức Saudi nói với các thành viên cartel rằng vương quốc này sẽ giảm thiểu sự cố mất điện bằng cách khai thác kho dự trữ của họ, cũng theo những nguồn tin trên.

Cuộc tấn công đã đánh sập cơ sở sản xuất 5,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, khoảng một nửa công suất của Saudi. Một trong những mục tiêu chính của cuộc tấn công là một nhà máy chế biến dầu thô lớn ở Abqaiq – và đây cũng là nhà máy lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, mục tiêu của các cuộc tấn công cũng là mỏ dầu Khurais. Theo báo cáo thiệt hại ban đầu, bốn trong số năm dây chuyền xử lý đã bị hư hại, những nguồn thạo tin cho biết. Mỗi dây chuyền có công suất hàng ngày khoảng 300.000 thùng dầu thô.

Tại Abqaiq, ít nhất hai trong số bảy cơ sở sản xuất ổn định đã bị hư hại nghiêm trọng và phải được xây dựng lại, có thể mất nhiều tháng. Ba cơ sở khác bị phá hủy. Mười trong số 18 tòa tháp khử lưu huỳnh của nhà máy cũng bị tấn công, mặc dù không rõ là thiệt hại nghiêm trọng đến mức nào.

Có một số cơ sở đã bị phá hủy hoàn toàn và phải được xây dựng lại, một giám đốc điều hành của Aramco cho biết.

Riyadh đủ năng lực trang trải

Tuy nhiên, Sara Vakhshouri, chủ tịch của công ty tư vấn SVB Energy International tại Washington, cho biết, "Vương quốc này có đủ dự trữ dầu thô trong nước để trang trải việc đình chỉ sản xuất 5,7 (triệu thùng mỗi ngày) trong gần 30 ngày.

Tổng thống Trump đã bật tín hiệu hỗ trợ vào cuối ngày Chủ nhật bằng cách cho phép giải phóng dầu từ Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược Hoa Kỳ nếu cần để ổn định thị trường năng lượng. Tổng thống Trump cũng cũng cho biết ông đã thông báo cho tất cả các cơ quan liên quan tiến hành phê duyệt các đường ống dẫn dầu hiện đang trong quá trình cấp phép ở Texas và các bang khác.

Mohammed Barkindo, tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, đã bác bỏ một cuộc họp khẩn cấp sau khi đối thoại với Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA và các quan chức Saudi Arabia, các quan chức OPEC cho biết.

Nga, một thành viên quan trọng trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất do OPEC dẫn đầu, cũng không thấy sự cần thiết phải có biện pháp khẩn cấp, theo tuyên bố hôm thứ Hai từ Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak.

"Ngay lúc này đang có một lượng dự trữ dầu khá lớn trên thế giới, để bù đắp cho sự suy giảm sản lượng của Saudi", hãng tin Interfax của Nga trích lời ông Novak cho hay. "Không cần phải tiến hành một số biện pháp khẩn cấp nữa".

Phản ứng thận trọng trên cấp độ toàn cầu lần này được đưa ra sau khi Saudi Arabia đảm bảo với OPEC và Nga rằng khả năng đáp ứng nhu cầu của họ đã được kiểm soát, theo các quan chức của Saudi và OPEC. Vương quốc này lo ngại các nhà sản xuất như Iraq và Nigeria, gần đây đã bị thuyết phục tuân thủ việc cắt giảm sản xuất của OPEC, nhân đây có thể hủy bỏ kế hoạch của họ, một cố vấn dầu mỏ cho Saudi cho biết.

"Họ không muốn những người khác bước ra khỏi chiếc hộp", cố vấn này cho hay.

Các quan chức Saudi cho biết họ vẫn tin rằng họ có thể thay thế đảm bảo việc cung cấp đủ sản lượng trong những ngày tới. Điều đó sẽ buộc nước này phải khai thác dầu dự trữ và sử dụng tới các cơ sở khác để xử lý dầu thô.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ