• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hội nghị Vancouver: Sức nóng Triều Tiên vẫn chưa thể hạ nhiệt

Thế giới 17/01/2018 12:55

(Tổ Quốc) - Hội nghị Vancouver nhấn mạnh đến việc tiếp tục gây sức ép đối với Triều Tiên nhằm khiến nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

“Nóng” hội nghị Vancouver

Hội nghị Vancouver do Mỹ và Canada đồng chủ trì, với sự tham gia của đại diện ngoại giao đến từ 20 nước, trong đó có 11 ngoại trưởng. Các bên tham dự hội nghị khẳng định cần phải duy trì sức ép trừng phạt đối với Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. 

Căng thẳng vấn đề Triều Tiên tai Hội nghị Vancouver. Ảnh:Reuters

“Chúng ta cần phải chung tay khiến chính quyền Triều Tiên có thể thay đổi cách cư xử và tham gia đàm phán”, Reuters trích dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong hội nghị tại Canada.

Trong thời gian qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã nhiều lần tuyên bố duy trì  tên lửa hạt nhân và khẳng định sẽ tiếp tục phát triển tên lửa nhằm vào Mỹ bất chấp các trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono cho biết, thế giới không nên quá lạc quan với động thái gần đây của Triều Tiên về việc tham gia Thế vận hội Olympic vào tháng sau tại Pyeongchang, South Korea.

“Đây không phải thời điểm giảm căng thẳng hay tán thưởng cho Triều Tiên. Sự thật rằng, Triều Tiên muốn đối thoại vào thời điểm lệnh trừng phạt tăng cường vào nước này”, ông Tillerson cho biết.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, hội đàm tại Vancouver nhằm mục tiêu cải thiện hiệu quả của việc gây sức ép tối đa đối với vấn đề của Triều Tiên. Ông Tillerson cũng yêu cầu phía Trung Quốc và Nga thực hiện đầy đủ cam kết  về lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc và Nga liên tục chỉ trích hội đàm lần này. Cả Bắc Kinh và Moscow đều cho rằng, việc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào cuối tháng 11.2016 đã đẩy thế giới đi đến tư duy “Chiến tranh lạnh”.

Theo các nhà quan sát, có thể cả Trung Quốc và Nga đều ủng hộ Nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, hai nước dường như không thực hiện đầy đủ cam kết theo quy định.

“Chúng ta không thể trốn tránh các trừng phạt. Mỹ sẽ tiếp tục chú ý đặc biệt đến các cá nhân và thực thể vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tất cả các nước cần phải phối hợp chung tay đối phó với bất kỳ hành động thách thức tiếp theo từ Triều Tiên”, ông Tillerson nhấn mạnh.

Nhà Trắng “hoanh nghênh” động thái của Trung Quốc về việc giảm kim nghạch nhập khẩu từ Triều Tiên. Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Trump đã cảnh báo Bắc Kinh vẫn tiếp tục xuất khẩu nguyên liệu dầu vào nước này.

“Trừng phạt Triều Tiên vẫn duy trì”

Reuters trích dẫn nguồn thông tin an ninh Tây Âu cho biết, Nga đã cung cấp nguyên liệu vào Triều Tiên trong các tháng gần đây thông qua đường biển. Vào sáng sớm ngày 16/1, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump và nhấn mạnh  đến vấn đề quan trọng của Triều Tiên cũng như nỗ lực của các nước trong quá trình giảm leo thang tại bán đảo Triều Tiên.

Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh hi vọng rằng đối thoại liên Triều có thể thay đổi các cư xử “được cho là hiếu chiến” của Bình Nhưỡng.

Tại hội nghị Vancouver, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết, đối thoại liên Triều sẽ là tín hiệu tốt cho Thế vận hội Olympic, tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt vẫn phải duy trì.

“Có hai cách: một là tiếp tục tăng cường sức ép và trừng phạt; hai là đưa ra các giải pháp khác. Dù là cách nào đi chăng nữa, đoàn kết quốc tế vẫn nên phát huy”, bà Kang Kyung-wha nhấn mạnh.

Theo các nhà quan sát, có thể một vài nhân vật trong chính quyền Tổng thống Trump đang lo lắng về hội đàm liên Triều sẽ xoay chuyển tình hình hiện tại.

Theo đó, một vài quan chức chính quyền Mỹ đã bàn đến các giải pháp quân sự trong trường hợp Triều Tiên có thể tiến hành vụ phóng thử tên lửa hạt nhân tiếp theo.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã có cuộc gặp gỡ với cố vấn anh ninh Nhật Bản và một quan chức cấp cao Hàn Quốc. Cả ba đã thảo luận về đối thoại liên Triều và thống nhất tiếp tục chiến dịch gây sức ép do Mỹ dẫn đầu đối với Bình Nhưỡng.

Ông Brian Hook, cố vấn hàng đầu của Mỹ về chính sách châu Á nói trên MSNB: “Đối thoại liên Triều là động thái tích cực. Triều Tiên có nhiều thuận lợi để gợi mở thiện chí của họ và tìm kiếm cơ hội quay trở lại đàm phán”.

Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã có trao đổi với những thành viên tham gia Hội nghị Vancouver vào tiệc tối ngày 15/1, trong đó ông Mattis nhấn mạnh đến ưu tiên giải pháp ngoại giao của Mỹ.

“Đây là cơ hội khích lệ tự tin của mọi người. Chúng ta luôn nghĩ về điều này và mọi người đều hướng đến các giải pháp ngoại giao thúc đẩy hòa bình”, quan chức này nói.

Các nhà ngoại giao cho biết, việc vắng mặt của Trung Quốc sẽ hạn chế phần nào các kết quả thu được từ Hội nghị Vancouver.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ