Hội Nhà văn Việt Nam vừa cho ra mắt bạn đọc tờ nguyệt san "Hồn Việt" vào ngày 01/7/2007. Từ số báo đầu tiên, Hồn Việt đã tập trung được những cây bút sắc sảo và những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước.
Hội Nhà văn Việt Nam vừa cho ra mắt bạn đọc tờ nguyệt san "Hồn Việt" vào ngày 01/7/2007. Từ số báo đầu tiên, Hồn Việt đã tập trung được những cây bút sắc sảo và những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bìa tập nguyệt san Hồn Việt "Góp phần bảo vệ, chấn hưng văn hóa dân tộc, diễn đàn trao đổi ý kiến về văn hóa dân tộc, khai thác vốn văn học- văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc anh em; góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc, giao lưu với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới”. Đó là tôn chỉ của tờ nguyệt san “Hồn Việt” của Hội nhà văn Việt
Từ số báo đầu tiên, Hồn Việt đã tập trung được những cây bút sắc sảo và những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước. Đọc bài “Tập nhạc Kinh Việt
Cũng từ số báo này, một tư liệu mới của Minh Thu về kẻ giết anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được công bố nhiều kỳ với những chi tiết hấp dẫn và thú vị. Bên cạnh những bài nghiên cứu sâu về giáo dục, văn học của những nhà nghiên cứu phê bình như Trần Thanh Đạm, Mai Quốc Liên, Vũ Quần Phương, Nguyễn Quảng Tuân, người đọc còn tìm thấy những mẩu chuyện khá hóm hỉnh và đầy tính phát hiện như “Về hai câu thơ của Xuân Diệu” của Trần Đăng Khoa, ngợi ca tình bạn thiêng liêng giữa hai nhà thơ lớn Xuân Diệu - Huy Cận; và sự thật về Cành đào vua Quang Trung mang tặng cho Ngọc Hân công chúa của Hoài Việt. Bởi thực ra cành đào chỉ là hư cấu của nhà viết kịch Trúc Đường, nhưng vì nó quá lãng mạn nên sau đó một nhà sử học đã lấy chi tiết ấy vào bài viết của ông như là chuyện thật!!…
(SGGP)