HSBC mắc kẹt trong bất ổn: Vốn hóa 'bốc hơi' 83 tỷ USD, sắp bị liệt vào danh sách đen của Trung Quốc, nhà đầu tư kỳ cựu nhất cũng mất niềm tin

(Tổ Quốc) - Ngay cả các nhà phân tích trước đây thường có quan điểm lạc quan giờ đây cũng bi quan về triển vọng của ngân hàng, trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng gia tăng về rủi ro của các khoản nợ xấu và khả năng của HSBC trong việc ứng phó với căng thẳng Mỹ - Trung.

Choi Chen Po-sum – cựu phó chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, ông đã nắm giữ cổ phiếu HSBC trong suốt hơn 40 năm nhưng giờ đây lại gọi đây là khoản đầu tư sai lầm. Trong khi đó, Simon Yeun – nhà quản lý tài sản, đã không thể thuyết phục ngân hàng này sắp sếp lại cổ tức của mình, cho biết cổ phiếu HSBC đã giảm xuống mức đáy 25 năm và còn tiếp tục lao dốc,

Ping An Insurance Group Co. là cổ đông lớn nhất của HSBC, thể hiện sự chán nản đối với ngân hàng và chỉ nói rằng khoản đầu tư của họ trong đó là "khoản đầu tư tài chính dài hạn."

Những phản hồi về diễn biến gần đây đối với cổ phiếu HSBC – vốn đã giảm tốc độ nhanh nhất trong ngành tài chính, càng nhấn mạnh tâm lý bất ổn của nhà đầu tư. Ngay cả các nhà phân tích trước đây thường có quan điểm lạc quan giờ đây cũng bi quan về triển vọng của ngân hàng, trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng gia tăng về rủi ro của các khoản nợ xấu và khả năng của HSBC trong việc ứng phó với căng thẳng Mỹ - Trung.

Choi (89 tuổi) – hiện là chủ tịch của National Resources Securities Ltd., chia sẻ: "Tôi đã mất niềm tin". Công ty của ông từ lâu đã coi HSBC là khoản đầu tư chứng khoán mang tính cốt lõi. Nhà đầu tư kỳ cựu nói thêm: "Bạn muốn thấy cổ phiếu này hồi phục? Đừng nghĩ về điều đó."

HSBC mắc kẹt trong bất ổn: Vốn hóa bốc hơi 83 tỷ USD, sắp bị liệt vào danh sách đen của Trung Quốc, nhà đầu tư kỳ cựu nhất cũng mất niềm tin - Ảnh 1.

Cổ phiếu HSBC và MSCI World Bank Index.

Cổ phiếu HSBC giao dịch tại Hồng Kông đã giảm hơn 7% trong tuần này, đưa mức giảm của năm nay lên 53% và trở thành cổ phiếu có diễn biến tồi tệ nhất trong Hang Seng Index. Trong khi đó, tại London, cổ phiếu này rớt khoảng 51%. Sau khi mất 83 tỷ USD vốn hóa trong năm nay, HSBC hiện "xếp" sau Commonwealth Bank of Australia (CBA) và tụt hậu so với những đối thủ lớn như Citigroup.

Cho đến nay, các nhà phân tích chưa từng bày tỏ sự thất vọng với HSBC nhiều như hiện tại, chỉ với 16,7% trong số 30 người theo dõi cổ phiếu này đưa ra khuyến nghị mua trong khi 2 năm trước là 47%. Ngay cả sau khi sụt giảm, ngân hàng này vẫn được định giá cao gấp 16,3 lợi nhuận dự kiến cho năm 2020, đây là mức cao hơn so với 1 số công ty cùng ngành. Cả Citigroup và ngân hàng nhỏ là Standard Chartered đều giao dịch ở khoảng 13 lần so với lợi nhuận.

Theo dữ liệu của Bloomberg, Ping An – công ty sở hữu cổ phần đa số tại HSBC kể từ cuối năm 2017, giờ đây đã chứng kiến giá trị khoản đầu tư đó giảm ít nhát 8,6 tỷ USD trong 3 năm qua. Trong khi đó, Benny Lee – giảm đốc tại Plotio Financial Group, nhận định rằng đà sụt giảm sâu sắc của HSBC khiến ngay cả nhà đầu dài lại cũng mất niềm tin vào cổ phiếu này và đây chắc chắn là một dấu hiệu xấu.

Tình trạng nhà đầu tư "vỡ mộng" ngày càng nhiều đối với triển vọng tại Hồng Kông diễn ra sau khi HSBC nằm trong số những nhà băng bị các cơ quan quản lý của Anh buộc phải cắt bỏ cổ tức, khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ tại thành phố này náo loạn. Ngoài ra, HSBC còn "mất điểm" trước Trung Quốc khi tham gia vào cuộc điều tra của Mỹ đối với Huawei.

Ngoài ra, nhà đầu tư ngày càng lo ngại khi tờ Global Times của Trung Quốc đưa ra tin rằng HSBC có thể được coi là "thực thể không đáng tin cậy" đối với Bắc Kinh. Các hình phạt về công ty được đưa vào "danh sách đen" này bao gồm hạn chế về thương mại, đầu tư và xin thị thực.

Nhóm phân tích của Citi viết trong 1 lưu ý hôm thứ Ba: "Nếu HSBC bị đưa vào danh sách đen, ngay cả khi các biện pháp cứng rắn chưa được thực hiện, thì hoạt động kinh doanh tại đại lục của họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi khách hàng giảm tần suất giao dịch. Các khách hàng Trung Quốc tại Hồng Kong cũng có thể tránh những giao dịch không cần thiết với HSBC HK. Trong trường hợp xấu nhất, HSBC có thể buộc phải thoái vốn đầu tư tại đại lục."

Tháng trước, CEO của HSBC – Noel Quinn, đã cảnh báo về khoảng thời gian khó khăn phía trước, trong khi cho biết lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ngân hàng đã giảm 1 nửa và thiệt hại từ nợ xấu có thể lên đến 13 tỷ USD trong năm 2020. Quinn cho biết ngân hàng sẽ nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động trên toàn cầu, tích cực hoạt động tại châu Á khi châu Âu không thuận lợi.

Dẫu vậy, 1 số nhà đầu tư cho rằng điều này vẫn là chưa đủ. Yeun – nhà sáng lập của Surich Asset Management, cho hay: "Giá cổ phiếu khó có thể hồi phục trong thời gian tới và có khả năng sẽ giảm tiếp. Nhà đầu tư Hồng Kông vẫn ưa thích HSBC, nhưng sự thật lại rất đáng buồn. Thời thế đã thay đổi."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Tin mới