• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

INF bên vực tan vỡ: Kịch bản hiểm hóc của hạt nhân Mỹ - Nga

Thế giới 18/01/2019 07:32

(Tổ Quốc) - Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi hiệp ước hạt nhân vào tháng tới sau khi các cuộc đàm phán về tên lửa với Nga thất bại.

Hoa Kỳ đã từ chối lời đề nghị của Moscow về việc kiểm tra một tên lửa mới của Nga bị nghi ngờ vi phạm hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh lạnh (có tên chính thức là Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF), và cảnh báo rằng họ sẽ đình chỉ việc tuân thủ thỏa thuận này vào ngày 2/2, và đưa ra thông báo cho Nga sáu tháng kể từ lúc này để chứng tỏ mức độ tuân thủ INF nếu như Nga muốn bảo toàn thỏa thuận này.

Mỹ "rắn mặt" về sức mạnh 9M729

Thứ trưởng ngoại giao về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Mỹ, Andrea Thompson, đã xác nhận ý định của Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước này sau cuộc gặp với một phái đoàn Nga ở Geneva, mà cả hai bên đều cho là thất bại.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã khiến các đồng minh của Mỹ bất ngờ khi ông tuyên bố ý định rời khỏi hiệp ước INF năm 1987 vào tháng 10/2018. Thỏa thuận này đã quy định và mở đường cho việc phá hủy hàng ngàn vũ khí của Mỹ và Liên Xô, và đã đưa các tên lửa hạt nhân ra khỏi châu Âu trong ba thập kỷ.

INF bên vực tan vỡ: Kịch bản hiểm hóc của hạt nhân Mỹ - Nga - Ảnh 1.

Mỹ lâu nay đã cáo buộc tên lửa Nga vi phạm INF.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cáo buộc Hoa Kỳ quá cứng rắn, nói rằng Moscow đã đề nghị cho phép các chuyên gia Mỹ kiểm tra tên lửa bị nghi là vi phạm INF và điều này đã khẳng định việc họ không vi phạm các giới hạn được đưa ra trong hiệp ước.

Tuy nhiên, các đại diện của Hoa Kỳ đã đến với một tư thế sẵn sàng dựa trên tối hậu thư và tập trung vào yêu cầu chúng tôi tiêu diệt tên lửa này, các bệ phóng của nó và tất cả các thiết bị liên quan dưới sự giám sát của Hoa Kỳ, ông Lavrov nói.

Thompson lưu ý rằng, Hoa Kỳ đã yêu cầu sự minh bạch của Nga đối với tên lửa này trong hơn năm năm. Bà xác nhận rằng đề nghị kiểm tra là chưa đủ và Mỹ đang yêu cầu phá hủy hệ thống tên lửa này, được gọi là 9M729.

Chúng tôi đã giải thích với các đối tác Nga của mình một cách cụ thể những gì họ cần làm để trở lại tuân thủ theo cách mà chúng tôi có thể xác nhận, có thể kiểm chứng được sự phá hủy của hệ thống tên lửa không tuân thủ thỏa thuận, theo Thompson.

Việc nhìn tên lửa không xác nhận được khoảng cách mà tên lửa có thể đi được, và vào cuối ngày, đó là hành vi vi phạm hiệp ước, Thompson nói trong một cuộc họp ngắn với các phóng viên.

Bà nói rằng hiện tại không có kế hoạch cho các cuộc đàm phán tiếp theo về INF trước hạn chót ngày 2/2 do chính quyền Trump đưa ra, mặc dù các nhà ngoại giao Mỹ và Nga sẽ tiếp tục nhóm họp, kể cả tại hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Nato-Nga vào tuần tới.

Thompson nói rằng nếu Nga không thể hiện sự sẵn sàng tuân thủ hiệp ước theo đúng thời hạn, Mỹ sẽ đình chỉ nghĩa vụ của mình, nghĩa là Bộ quốc phòng Mỹ có thể bắt đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa với phạm vi hiện bị cấm bởi INF, từ 500 đến 5.500km.

Đồng thời, bà nói với các phóng viên, Mỹ sẽ chính thức đưa ra thông báo về việc rút khỏi hiệp ước, có thể có hiệu lực vào ngày 2/8. Sau đó, sẽ không có hạn chế nào trong việc triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu hoặc Thái Bình Dương.

Kịch tính từ chính quyền TT Trump

Chính quyền Obama đã phàn nàn với Nga về tên lửa mới trên của Moscow nhưng không đe dọa sẽ rời bỏ hiệp ước. Các nhà ngoại giao cho biết, John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của Trump, đã thuyết phục Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, bất chấp sự phản đối của bộ quốc phòng và ngoại giao, và cả từ các đồng minh châu Âu.

Sau khi có thông tin về sự phản đối từ Thủ tướng Đức Angela Merkel, chính quyền Mỹ đã đồng ý trì hoãn hai tháng, để tạo cơ hội cuối cùng cho những nỗ lực ngoại giao cứu lấy INF.

Thompson xác nhận rằng phái đoàn Nga tại Geneva đã nêu lên mối lo ngại của họ về các bệ phóng tên lửa phòng thủ của Mỹ mà Moscow cho rằng có thể thích nghi với việc bắn tên lửa tấn công. Bà nói rằng các quan chức Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại khẳng định rằng các bệ phóng này đã tuân thủ INF và cung cấp bằng chứng tài liệu.

Chính quyền Trump đã bị chỉ trích bởi các cựu quan chức và những người ủng hộ kiểm soát vũ khí vì không theo đuổi đề nghị thanh tra của Nga.

Chúng tôi đã dành nhiều năm cố gắng để có được thứ gì đó - bất cứ thứ gì - từ người Nga về INF. Lời đề nghị của Nga về một cuộc thanh sát 9M729 là chưa đủ, nhưng đã là một điều gì đó, bà Alexandra Bell, một cựu quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ, hiện là giám đốc chính sách cao cấp tại Trung tâm kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí.

Có lẽ nó là một nền tảng để xây dựng thêm, bà nói thêm.

Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội kiểm soát vũ khí cho biết: Nếu INF bị chấm dứt vào ngày 2/8, sẽ không có gì ngăn cản Nga triển khai tên lửa hạt nhân đe dọa châu Âu và chính quyền Trump cũng sẽ không ngần ngại theo đuổi việc triển khai INF vũ khí bị cấm ở châu Âu.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ