• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Israel và “mồi nhử” từ Nga: Iran bất chấp quyết ở lại Syria vĩnh viễn

Thế giới 04/06/2018 14:30

(Tổ Quốc) - Nga và Israel tiếp tục gây áp lực buộc Iran rút lui khỏi Syria. Tuy nhiên, Tehran vẫn có ý định tiếp tục đầu tư công sức và của cải tại vùng đất này.

Iran và tuyên bố ở lại Syria vĩnh viễn

Israel đang muốn Nga và các nước khác có liên quan tại Syria buộc Iran phải rời vùng đất này. Việc Iran ở lại là mối đe dọa cho các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của Iran gần biên giới Cao nguyên Golan hoặc có thể là bất kỳ nơi nào gần với Syria. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa Iran vào danh sách cần phải rút khỏi Syria và xem đây là 12 điều kiện tiên quyết để nới lỏng trừng phạt sau khi chính quyền ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng trước.

Iran liệu có rút khỏi Syria. Ảnh:Getty image

Tuy nhiên, các quan chức Iran và các chuyên gia khác cho biết, Tehran đã phải đầu tư công sức và vật chất nhằm đáp ứng với các nhu cầu quốc tế bất kể các cuộc không kích của Israel hay các sức ép từ phía Moscow. Sau các đầu tư lớn, Iran quyết tâm để đạt được mục đích chiến lược dài hạn tại Syria, thậm chí là các chi phí tiền bạc hay công sức trong ngắn hạn.

“Tôi không cho rằng, Iran sẽ từ bỏ hiện diện tại Syria. Điều này sẽ nhằm vào Israel. Thực địa là quan trọng. Iran có khả năng đối phó với thực địa – khu vực mà ngay cả Nga còn yếu. Iran có khả năng kiểm soát tốt mọi thứ”, một biên tập viên tờ báo Iran giấu tên cho biết.

Iran khẳng định tiếp tục ở lại Syria theo lệnh của Damascus và sẽ chỉ rời đi theo yêu cầu của họ. Miễn là cần thiết và miễn là chủ nghĩa khủng bố vẫn còn tồn tại ở đó và chính quyền Syria muốn chúng tôi làm điều này thì Iran vẫn ở lại Syria và sẽ tiếp tục đóng góp cho chính quyền Syria”, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nói trên BBC.

 Israel được cho là đã tiến hành một loạt cuộc không kích đẫm máu tại Syria, phần lớn nhằm vào các vị trí của Iran và phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah, lực lượng dân quân theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Lebanon chiến đấu cùng lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Việc phụ thuộc vào Nga có thể là "mồi nhử" của Israel nhưng điều này không hoàn toàn chắc chắn. Trong vài năm trước, ông Netanyahu đã từng có chuyến thăm Nga vạch ra giới hạn “lằn ranh đỏ” và khẩn cầu Tổng thống Putin kiềm chế Iran. Truyền thông Nga đã trích dẫn lời của Ngoại trưởng Nga  Sergei Lavrov: “Sự hiện diện của Iran là hợp pháp và Moscow không cam kết với lực lượng thân Iran sẽ rời khỏi Nam Syria.”

Ảnh hưởng của Iran tại Syria

Trong thời gian gần đây, Syria và Nga đang có những thông tin bất đồng về sự hiện hiện quân sự của Iran và việc đạt được thỏa thuận rút quân đội Iran khỏi miền Nam Syria.

Đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nibenzia khẳng định nỗ lực để đạt được thỏa thuận về việc rút quân đội Iran khỏi khu vực Tây Nam Syria gần biên giới với Israel. Ông Vasily Nibenzia cho biết, thỏa thuận này sẽ được ký kết trong vài ngày tới. Trong đó, chính phủ Israel đã đồng ý để Syria triển khai lực lượng ở phía Nam nếu quân đội Iran rút khỏi khu vực này. Phía Iran cũng cho biết, các cố vấn Iran sẽ tiếp tục ủng hộ Syria, đồng thời phủ nhận bất kỳ cố vấn Iran nào ở miền Nam Syria hay bất kỳ vai trò nào ở khu vực này.

Iran cùng với đồng minh Lebanon Hezbollah đã can thiệp vào Syria nhằm bảo vệ chính quyền từ lâu đã là một đồng minh trung thành. Trong suốt 7 năm qua, việc đầu tư của Iran vào Syria đã khiến nước này mất khoản chi phí khá lớn lên tới hàng tỷ đôla vào quân sự và kinh tế.

Iran liên tục tuyển dụng và đào tạo quân sự khắp Trung Đông và Nam Á tại Syria. Theo tính toán của Mansour Farhang – một học giả của Mỹ và là một cựu ngoại giao Iran, Tehran liên tục chi ít nhất 30 tỷ đô la cho kinh tế và quân sự tại Syria. Các ước tính của học giả Trung Đông Nadim Shehadi tại Đại học Tufts thì chi phí của Iran thậm chí còn cao hơn, ở khoảng 15 tỷ đôla trong một năm và mất khoảng 105 tỷ đôla cho toàn bộ đến nay. Điều gây tranh cãi về thời điểm chính trị bất ổn là khi người dân Iran đang yêu cầu giải trình về các vấn đề tài chính.

“Iran đã có đầu tư lớn vào kinh tế và chính trị. Sẽ rất khó khăn để có thể khiến Iran rút lui khỏi Syria”, ông Farhang cho biết.

Theo nhà nghiên cứu quân sự Hezbollah tại trung tâm nghiên cứu chiến lược Omran, lực lượng Iran mở tới 11 căn cứ tại Syria, trong đó có tới 9 căn cứ quân sự do người Shiite kiểm soát tại Nam Aleppo, Homs và Deir Ezzor cùng với khoảng 15 căn cứ Hezbollah và các trạm giám sát dọc bien giới Lebanon và ở Aleppo.

Các nhà phân tích quân sự cho biết, bởi sức ép với Nga, Iran sẵn sàng đưa quân từ Nam Syria đến Deir Ezzor, phía Tây sông Euphrates. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo trong tuần này, Israel sẽ tấn công đối phó với các nỗ lực của Iran nhằm thiết lập quân sự tại Syria, không chỉ đối phó tại Cao nguyên Golan mà bất kỳ nơi nào tại Syria.

Cựu đại sứ Liên Hợp Quốc tại Israel Dore Gold cho biết, ông Netanyahu luôn muốn Syria trong  tầm kiểm soát của Israel . Israel muốn Iran ra khỏi Syria.

Tuy nhiên, việc liên quan của Iran tại Syria vượt xa sự hiện diện quân sự thông thường. Tehran đã sẵn sàng cho các kế hoạch khác.

Sự hiện diện mở rộng của Iran tại Syria đã tạo cho Tehran nhiều ảnh hưởng tại khu vực cùng với các căng thẳng với Israel tại biên giới.

Trong khi Iran không muốn leo thang xung đột với Israel tại Syria thì sự hiện diện tại đó đã thay đổi cân bằng khu vực chiến lược của siêu cường. Một nhà phân tích quân sự Iran mô tả Syria giống như một mặt trận phải tồn tại, trong đó Tehran xem là cần thiết.

“Chỉ cần sự thất bại của chính quyền Syria sẽ khiến Iran buộc phải rời Syria. Tehran sẽ không rút khỏi. Họ có thể rút khỏi với sức ép của Nga nhưng chỉ tạm lắng xuống. Mọi thứ lại tiếp tục cho các vấn đề chiến lược lớn hơn”, ông Shehadi cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ