• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

J-20 Trung Quốc “bất bại” trước F-22 Mỹ: Ẩn số đi tìm lời giải?

Thế giới 03/08/2018 07:05

(Tổ Quốc) - Máy bay tân tiến hạng nhất của Trung Quốc J-20 là một trong những chiến đấu cơ tàng hình thế giới được xem như ngang cơ với F-22 Raptor của Mỹ.

J-20 đọ sức trước F-22

Vào giữa tháng Bảy, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố một video ghi lại hình ảnh bài tập luyện chiến đấu cơ tàng hình minh họa cho quá trình sẵn sàng chiến đấu của nó.

Động cơ vẫn là điểm yếu nhất của J-20. Ảnh: Xinhua

Máy bay J-20 của Trung Quốc do Chengdu Aerospace corporation (Tập đoàn Công nghiệp hàng không Thành Đô) phát triển đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm trong năm 2011 trước khi đi vào sử dụng vào tháng 3.2017. Có khoảng vài chục chiếc J-20 đã được đưa vào sản xuất và con số này sẽ tiếp tục tăng lên.

F-22 Raptor của Mỹ đã được tập đoàn Lockheed Martin phát triển và không quân Mỹ độc quyền sử dụng. Máy bay này lần đầu được thử nghiệm vào năm 1997 và đưa vào sử dụng vào tháng 12/2005.

Mỹ đang có kế hoạch nâng cấp máy bay chiến đấu trong tương lai, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại đây vẫn là máy bay thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất trên thế giới.

Cả J-20 và F-22 đều có kích cỡ tương tự. Nếu  như J-20 của Trung Quốc có chiều dài 20.3m và  độ sải cánh 12.9m thì F-22 của Mỹ có chiều dài 19m và độ sải cánh 13.6m.

Trọng lượng rỗng của hai máy bay ở khoảng 19.000 kg. Tuy nhiên, trọng lượng tải của J-20 nặng hơn một chút so với F-22.

Cả hai máy bay đều có trần bay 20km, tốc độ tối đa khoảng 2.470km/giờ và nhanh hơn tốc độ âm thanh. F-22 có bán kính chiến đấu khoảng 800km trong khi J-20 ở bán kính chiến đấu lên tới 1.100km.

F-22 được trang bị động cơ cánh quạt đẩy F119-PW-100. Động cơ có vector giúp F-22 có khả năng thực hiện các động tác khéo léo ở tốc độ siêu thanh.

Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu của J-20. Kế hoạch phát triển động cơ cánh quạt của Trung Quốc đã bị chậm lại. Điều này có nghĩa rằng các nhà sản xuất phải sử dụng các động cơ kém hơn bao gồm hàng nội địa Trung Quốc WS-10B hay  AL-31FM2/3 của Nga.

Tuy nhiên, Bắc Kinh định hướng phát triển động cơ WS-15 mới dự kiến vào năm sau. Điều này sẽ giúp họ nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm của J-20.

Năng lực tàng hình mặt trước và mặt bên của J-20 được đánh giá là tuyệt vời. Tuy nhiên, điều này vẫn gặp rủi ro vì hệ thống radar rất dễ bị phát hiện.

 Video ghi lại hình ảnh của J-20. Nguồn:scmp

Chi phí sản xuất không hề ít ỏi

Để duy trì chế độ tàng hình, cả hai tiêm kích đều có khoang chứa vũ khí. J-20 có thể mang theo tới 6 tên lửa không đối không ít hơn so với F-22. Tuy nhiên, do khoang chứa rộng hơn, J-20 của Trung Quốc có thể mang các tên lửa tầm xa và cả bom LS-6.

Hiện tại chưa rõ J-20 có mang theo súng máy hay không mặc dù các nhà phân tích tin tưởng nó có thể chứa cả loại vũ khí này.

F-22 có khoang chứa khoảng 8 tên lửa không đối không và không đối đất tầm ngắn đến trung.

Cả hai loại máy bay này đều sở hữu thiết bị cảm biến và điện tử tích hợp với độ chính xác cao. Hệ thống radar quét mạng pha điện tử  (AESA) có thể phát hiện các mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

Việc sản xuất F-22 phải chịu chi phí cao lên tới 62 tỉ đôla cho toàn bộ dự án tương đương với khoảng 339 triệu đôla/ máy bay.

Chi phí nghiên cứu và triển khai của J-20 ước tính trên 30 tỉ nhân dân tệ, tương đương với việc sản xuất một máy bay mất từ 100-110 triệu đôla.

Trong khi J-20, hay có biệt danh là “rồng dũng mãnh” được chế tạo cho quân đội Trung Quốc thì máy bay chiến đấu F-22 lại có biệt danh “chim ăn thịt”.Cả J-20 và F-22 đều có khả năng tàng hình, đồng nghĩa với việc chúng có thể tránh được sự phát hiện của radar đối phương.

Với nỗ lực  tiếp tục đầu tư ngân sách cho quân sự để phát triển các máy bay chiến đấu mới, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất J-20 với số lượng áp đảo so với F-22 trong tương lai.

F-22 và J-20 hiện vẫn đang được xếp vào danh sách chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới. Cả hai đều là loại một chỗ ngồi, hai động cơ và sở hữu công nghệ tàng hình trước radar.

 Michael Raska, Giáo sư quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng xuất khẩu vũ khí như một công cụ trong chính sách đối ngoại nhằm tạo ra sự lệ thuộc chiến lược.

Theo Giáo sư Raska, việc Trung Quốc xuất khẩu các sản phẩm quân sự tới các nước xa xôi về địa lý như Venezuela hay Iran cũng là cách để Bắc Kinh kiềm chế Mỹ.

Theo giới quan sát, với việc thúc đẩy J-20, Trung Quốc có thể đang hướng đến một định hướng phát triển vũ khí có thể đọ sức với Mỹ và Nga trong tương lai./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ