• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khám sức khỏe cho tài xế: Đã đến lúc không còn là việc cần làm mà phải làm

Kinh tế 11/07/2019 14:21

(Tổ Quốc) – Trong số những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra thời gian qua, có không ít vụ có liên quan tới việc tài xế ngủ gật, sử dụng ma túy…Vậy nhưng, trên thực tế không ít doanh nghiệp và ngay cả bản thân lái xe cũng chưa ý thức và chấp hành nghiêm việc khám sức khỏe.


behotro-1557

Hình minh họa: Lái xe của "Be"

Chúng ta vẫn thường nghe các câu "trước tay lái là sự sống", "hãy lái xe bằng cả trái tim" hay "phía sau tay lái là gia đình"… Đó là những câu nói khẳng định vai trò quan trọng của người tài xế - lái xe. Điều này có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Bởi một chuyến xe - một chuyến đi có an toàn, đến nơi đúng giờ hay không…tất cả đều nhờ vào bản lĩnh của người điều khiển vô lăng. Đặc biệt là đối với những tài xế lái xe khách, bởi tính mạng của hàng trăm con người đều gửi trọn trong tay của bác tài.

Lái xe vốn là một nghề vất vả, căng thẳng và đòi hỏi sự chính xác cao, vì chỉ cần một giây lơ đãng là có thể gây ra những va chạm, đe dọa đến tính mạng của hành khách trên xe cũng như người tham gia giao thông trên đường.

Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay ở Việt Nam đó là, nhiều chủ xe vì lợi nhuận trước mắt đã không bố trí đủ lái xe chạy thay ca trên các tuyến đường dài nên nhiều tài xế phải cố thức để lái xe dẫn đến tình trạng ngủ gật, mất tay lái và gây tai nạn giao thông. Không chỉ chủ xe – chủ doanh nghiệp mà bản thân nhiều lái xe cũng không tuân thủ chế độ ngủ nghỉ hợp lý.


Anh Nguyễn Văn Hưởng (tài xế một hãng taxi) chia sẻ: Nhiều khi lái xe trong tình trạng buồn ngủ, mình phải tìm mọi cách để cho qua cơn buồn ngủ như nhai kẹo cao su, nghe nhạc…Biết rằng nguy hiểm và cần phải nghỉ ngơi nhưng có khách gọi là phải chạy, không chạy thì mất khách.

Anh Đăng, một tài xế chạy xe công nghệ tại Hà Nội cho biết, anh là người ngoại tỉnh, vì thế để đảm bảo thu nhập và trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân, một ngày anh thường làm việc từ 7 giờ sáng cho đến 23h đêm mới về phòng trọ. Nhiều hôm vừa về đến phòng, chưa kịp đặt lưng, nhưng có khách gọi vẫn phải dắt xe ra khỏi nhà.

Trong khi đó, theo báo cáo về "Rối loạn giấc ngủ và tai nạn giao thông" tại hội nghị khoa học thường niên Hội Hô hấp Việt Nam và Chương trình đào tạo y khoa liên tục 2015, cho thấy thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên thế giới. Ước tính khoảng 10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ.

Còn theo Điều 65 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về thời gian làm việc của tài xế ô tô như sau: "Thời gian làm việc của người lái ô tô không được quá 10 giờ trong 1 ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ".  Ngày làm việc của người lái xe được tính từ khi người lái xe bắt đầu điều khiển phương tiện (xe bắt đầu chạy) đến khi đủ 24 giờ, hoặc đến khi người lái xe nghỉ (không điều khiển phương tiện) đủ 14 giờ trở lên. Vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày được xác định khi tổng thời gian lái xe trong ngày làm việc vượt quá 10 giờ.

Để đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân (lái xe) cũng như khách hàng khi tham gia giao thông, lái xe phải thực hiện quy định về khám sức khỏe định kỳ. Quy định này áp dụng cho người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ô tô) theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể việc khám sức khỏe cho các lái xe cần thực hiện 3 tháng một lần. Lái xe khi khám sức khỏe được phát sổ khám sức khỏe để theo dõi và sổ khám sức khỏe phải đầy đủ các nội dung liên quan đến sức khỏe của người khám và bác sĩ trực tiếp khám phải có kết luận rõ ràng về tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến khả năng hành nghề lái xe hay không.

Người lái xe phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân; tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe; chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe và chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải hoặc của người sử dụng lao động.

Đồng thời, người sử dụng lao động lái xe ô tô phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Xuất phát từ thực trạng trên, Công ty Cổ phần BE GROUP – một đơn vị kinh doanh ứng dụng gọi xe Việt, vừa công bố triển khai chương trình Khám sức khỏe cho toàn bộ tài xế trên 7 tỉnh thành mà "be" đang hoạt động, bao gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai vào giữa tháng 7 này.

Mặc dù ra đời sau trong lĩnh vực này, BE GROUP lại đang tiên phong trong việc xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao cho đội ngũ tài xế ứng dụng của "be" về kiến thức pháp luật an toàn giao thông và kỹ năng điều khiển ô tô, xe gắn máy an toàn; tập huấn công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông tại các địa phương.

Mới đây, đơn vị này cũng đã khởi động, triển khai chương trình Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho tài xế với tên gọi beHealthcare (thuộc Quỹ phúc lợi beCare) với mong muốn góp phần giúp đỡ cuộc sống và công việc của tài xế, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Chia sẻ về chương trình này, đại diện BE GROUP cho biết theo kế hoạch "be" sẽ tập trung khám sức khỏe cho các tài xế beCar và sau đó là các tài xế beBike. Với mong muốn xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ trong chính doanh nghiệp của mình, đồng thời nhận thức rõ về vai trò quan trọng của người tài xế trong việc mang lại những chuyến đi an toàn, chất lượng cho khách hàng nên BE GROUP sẽ triển khai chương trình này một cách nghiêm túc và dài hạn. Công ty cũng hy vọng rằng những chương trình như vậy sẽ phần nào thay đổi nhận thức của chính các tài xế nói chung cũng như tài xế công nghệ nói riêng về ý nghĩa của việc đảm bảo, theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ./.

Vi Phong

NỔI BẬT TRANG CHỦ