• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khi hai siêu cường cạnh tranh, đồng minh Mỹ tìm đường tận dụng

Thế giới 24/06/2020 09:26

(Tổ Quốc) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hy vọng sẽ giành được nhiều đầu tư hơn khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Một hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Hoa Kỳ đang vạch ra Ankara là một sự thay thế cho hoạt động giao thương giữa Mỹ với Trung Quốc. Sự kiện này có sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Cộng hòa có ảnh hưởng Lindsey Graham, một cộng sự thân cận của Tổng thống Donald Trump.

Việc ông Graham đồng ý tham gia hội thảo trực tuyến vào thứ Tư do Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ (TAIK), một nhánh của Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ chủ trì - diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.

Sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tạo ra cơ hội quan trọng cho hợp tác địa chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đều có lợi ích về mặt kinh tế, một doanh nhân người Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Sự chỉ trích đối với quá trình Trung Quốc đối phó với dịch virus corona đã làm gia tăng khoảng cách giữa Washington và Bắc Kinh và làm dấy lên những lời kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện tập trung vào Trung Quốc.

Ankara - hiện đang chịu sự thu hẹp về quy mô kinh tế lần đầu tiên trong một thập kỷ - đang ngày càng hi vọng rằng những tín hiệu phân tách Mỹ - Trung có thể tạo ra lợi ích chung giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi hai siêu cường cạnh tranh, đồng minh Mỹ tìm đường tận dụng - Ảnh 1.

Liệu hàng hóa Made in Turkey có thay thế được Made in China? Ảnh: AFP.

"Nền kinh tế toàn cầu tiền đại dịch được xây dựng trên một chuỗi cung ứng duy nhất, với cốt lõi là Trung Quốc", Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay nói hồi tháng Năm.

Đối với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, với khu vực sản xuất mạnh mẽ và dân số trẻ của chúng tôi, đây sẽ là một cơ hội kinh tế, ông nói thêm.

Sóng gió quan hệ

Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã căng thẳng về một loạt vấn đề: việc Ankara mua lại hệ thống phòng thủ chống tên lửa S-400 của Nga, một nhà truyền giáo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở Mỹ - người mà Ankara cáo buộc là có liên quan đến một cuộc đảo chính quân sự năm 2016 chống lại Tổng thống Erdogan – và các thủ tục tố tụng mà Mỹ đang thực hiện nhằm vào ngân hàng nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, Halkbank – biện hiện bị Washington cho rằng đã phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Còn thời điểm hiện tại, những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để cải thiện quan hệ với Washington diễn ra trong bối cảnh có một loạt các bước đột phá.

Hôm thứ Hai, cổ phiếu của Halkbank đã tăng 9% sau khi công tố viên liên bang Mỹ giám sát vụ việc bị sa thải bởi đồng minh trung thành của Trump, Bộ trưởng Tư pháp William Barr.

Sự khác biệt giữa hai nước ở Trung Đông dường như cũng được nới lỏng. Chiến thắng quân sự của chính phủ Libya do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn dự kiến sẽ làm giảm sự ủng hộ của Mỹ đối với chỉ huy Khalifa Haftar.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chuyển sang cải thiện mối quan hệ căng thẳng với đồng minh hàng đầu của Mỹ là Israel. Tháng trước, Ankara đã cho phép các chuyến bay chở hàng của El Al, hãng hàng không quốc gia Israel, di chuyển giữa Istanbul và Tel Aviv. Hai trong số các chuyến bay này đã cung cấp vật tư y tế từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hoa Kỳ. Các chuyến bay của El Al đến Thổ Nhĩ Kỳ là lần đầu tiên của họ sau 10 năm.

Ông Erdogan cũng đang nhìn nhận lại mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Trump – người năm ngoái đã đồng thuận với yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ về việc rút quân Mỹ khỏi miền bắc Syria, mở đường cho một cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd.

Ông Erdogan một lần nữa tìm cách tận dụng mối quan hệ của mình với Trump trong cuộc điện đàm ngày 9/6. "Thực tế, sau cuộc trò chuyện của chúng tôi tối nay, một kỷ nguyên mới có thể bắt đầu giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Cánh cửa vào Châu Phi

Ông Erdogan đã đối thoại với ông Trump khi Thổ Nhĩ Kỳ đang tự hoạch định bản thân là một đối tác thương mại quan trọng của Mỹ.

Hội thảo trực tuyến TAIK ngày 24/6, với tên gọi Thời điểm để các đồng minh thành đồng minh sâu hơn: Chuỗi cung ứng toàn cầu Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó Thượng nghị sĩ Graham dự kiến sẽ tham gia đối thoại cùng với cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ David Vitter từ bang Louisiana. Sự kiện này là một phần trong nỗ lực định vị Thổ Nhĩ Kỳ như một nhân tố chính trong việc giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Foreign Lobby Report, một trang tin có trụ sở tại Washington, đưa tin rằng TAIK, làm việc với công ty vận động hành lang Mercury, đã tiếp cận ông Graham vào tháng 3 với đề xuất rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò là cửa ngõ của Hoa Kỳ đến Châu Phi.

"Khi chúng tôi cố gắng thúc đẩy mọi việc, chúng tôi tại TAIK đã suy ngẫm về cách có thể vươn lên về kinh tế sau đại dịch, chủ tịch của TAIK Mehmet Ali Yalcindag đã viết trong một lá thư gửi ông Graham.

"Các liên doanh ở Châu Phi có thể là một phần thú vị của kế hoạch này. Chúng tôi không chỉ giúp đỡ các nền kinh tế mong manh cần hỗ trợ trong việc phục hồi, mà chúng tôi còn giáng một đòn mạnh vào các định chế của Trung Quốc ở châu Phi và củng cố mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ".

Yalcindag đã đề xuất trong một lá thư riêng vào tháng trước gửi tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross về "một trọng tâm ban đầu về LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và nhập khẩu nông nghiệp từ Hoa Kỳ. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng trắng và phụ tùng ô tô - đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Mỹ từ Trung Quốc, một mục tiêu chính quyền Trump đã nêu rõ".

Chỉ ra thực tế là chuỗi bán lẻ khổng lồ Walmart của Mỹ đã bắt đầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm ở Thổ Nhĩ Kỳ, Yalcindag nói thêm: "Bây giờ là lúc để củng cố môi trường hợp tác và đoàn kết, các công ty phụ thuộc Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đang hướng mắt về các quốc gia khác nhau, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số đó".

Còn Vitter, cựu thượng nghị sĩ dự kiến phát biểu trong hội thảo trực tuyến TAIK, ủng hộ Louisiana Natural Gas Exports Inc cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền tiếp cận lâu dài, an toàn, giá cả cạnh tranh vào các cơ sở kết nối LNG, đường ống dẫn khí và kho lưu trữ của Thổ Nhĩ Kỳ - điều sẽ giúp nước này ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu của Nga và Iran.

Sự thúc đẩy này được đưa ra khi Botas, nhà điều hành mạng lưới khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, đã mở một cuộc đấu thầu xây dựng đường ống dẫn khí đến Nakhichevan, một vùng đất ở Armenia. Đường ống này sẽ cho phép Azerbaijan, một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ, giảm nhập khẩu từ Iran và tăng cường gắn kết lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ