"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và máu bị cướp bóc trắng trợn

L.T | 02-06-2020 - 20:32 PM

(Tổ Quốc) - Các chủ cửa hàng phải đứng trước cửa để cầu xin những người kích động bỏ qua cho họ bởi họ đã phải dành cả đời để xây dựng nên cơ nghiệp ấy.

Ở trung tâm thành phố Chicago, từng đám người bò qua cửa sổ vỡ của cửa hiệu đồ thể thao nổi tiếng rồi chạy ra ngoài, trên tay ôm đầy những dụng cụ thể thao và giày thể thao đắt tiền mà họ vừa "hôi" được.

Trên Đại lộ Melrose ở Los Angeles, người ta đã đốt các thùng rác và phá khóa ở các cửa hàng sang trọng, "càn quét sạch" hàng loạt túi xách và cả những chiếc quần jeans thiết kế. 

Và khi màn đêm buông xuống ở thành phố Minneapolis, tâm điểm của cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ sau khi một cảnh sát vô tình sát hại một người da màu, các chủ cửa hàng phải đứng trước cửa để cầu xin những người kích động bỏ qua cho họ bởi họ đã phải dành cả đời để xây dựng nên cơ nghiệp ấy.

Khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn

"Làm ơn đi mà, tôi không có bảo hiểm đâu", anh Hussein Aloshani, một người nhập cư từ Iraq đứng bên ngoài quán ăn nhỏ của mình và hét lên bất lực.

Những ngày qua, các doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã phải chịu tổn thất do làn sóng biểu tình bạo lực lan rộng sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen 46 tuổi bị sĩ quan cảnh sát da trắng tên Derek Chauvin đè đầu gối lên cổ dẫn đến tử vong. Từ những văn phòng đa quốc gia cho đến ngân hàng hay quán bar, nhà hàng gia đình đều bị tàn phá.

Ở một số nơi, người biểu tình phun sơn lên cửa hàng với dòng chữ là lời nói cuối cùng của Floyd trước khi chết: "Tôi không thở được". Nhiều người khác thì ném xà beng và búa vào cửa kính và sử dụng xăng để phóng hỏa các tòa nhà.

Các quan chức cho biết họ đang điều tra xem liệu các vụ cướp bóc và đốt phá này có phải do những kẻ kích động trà trộn vào đám đông người biểu tình để xúi giục phá hoại hay không. Tại một số thành phố, những người biểu tình ôn hòa bị áp đảo bởi những nhóm kích động, những đối tượng có mục đích hôi của nhiều hơn là đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Bất kể ai là thủ phạm, nhiều chủ cửa hàng cho biết họ cảm thấy như mình là nạn nhân bất đắc dĩ trong chuyện này. Họ nói rằng các doanh nghiệp của họ, vốn đã lao đao vì đại dịch Covid-19 rồi, giờ lại chịu cảnh cướp bóc tàn phá như vậy thì chẳng còn cách nào trụ vững được nữa.

1h sáng ngày 30/5, Kris Shelby bị đánh thức bởi tiếng súng nổ bên ngoài căn hộ ở Bắc Atlanta. Từ căn hộ này ông có thể nhìn ra cửa hàng quần áo xa xỉ mà ông đang quản lý. 

Shelby và các đồng nghiệp đã mở cửa hàng thời trang Attom từ năm 2016 với mục đích đưa những nhãn hiệu quần áo nổi tiếng tại New York và Los Angeles về thành phố quê hương của họ. Họ thu hút thành công các khách hàng nổi tiếng như nhạc sĩ Migos và Justin Bieber. Cửa hàng này cũng cung cấp phục trang cho bộ phim bom tấn "Black Panther". Đây cũng là điểm đến của nhiều người dân thuộc đủ các tầng lớp của Atlanta.

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 1.

Thế nhưng, khi trở lại cửa hàng vào 5h sáng ngày 30/5, ông Shelby giật mình khi phát hiện tất cả hàng hóa của mình đã biến mất. Khi xem các video được đăng trên mạng xã hội, ông thấy những người trẻ tuổi leo tràn qua các cửa sổ bị đập vỡ và lấy đi tất cả những bộ quần áo và phụ kiện trị giá hàng trăm đô la mỗi chiếc.

"Rất nhiều người không biết chúng tôi đã phải hy sinh máu, mồ hôi và nước mắt để có thể sở hữu cửa hàng như thế này. Dù rất đau lòng về vụ việc của ông Floyd nhưng với tư cách là một chủ cửa hàng người da màu, tôi vô cùng buồn vì những gì đã diễn ra hiện nay", Shelby cho biết việc cướp bóc không phải là cách để ngăn chặn vụ việc tương tự như của Floyd xảy ra trong tương lai, hành động ấy sẽ chẳng giúp ích gì cho cuộc chiến chống phân biệt màu da tại Mỹ.

"Không dám tin đây là sự thật"

Cuối tuần vừa qua, thay vì được ngủ nướng, Ricardo Hernandezy phải túc trực trên một chiếc xe tải bên ngoài cửa hàng kem Mexico do anh và vợ làm chủ ở phía nam thành phố Minneapolis. Anh đã phải thương lượng với người biểu tình bằng cách cho họ ăn kem và đổi lại họ sẽ không phá phách "nơi kiếm cơm" của vợ chồng anh.

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 2.

Sheritha Bousso dọn dẹp bên ngoài Sauce, nhà hàng mà cô cùng chồng quản lý, vào ngày 30/5, sau một đêm biểu tình ở Louisville, Kentucky.

Hernandezy nhìn vào những đống đổ nát và thủy tinh vỡ rải khắp khu phố và nói: "Chỉ nhìn thôi cũng đã thấy khủng khiếp. Không dám tin đây là sự thật".

Vào chiều 30/5, các chủ doanh nghiệp người Mỹ Latinh ở Minneapolis đã tụ họp tại bãi đậu xe để chuẩn bị đối phó với một đêm "bão tố" nữa. Hầu hết họ có cửa hàng trên phố Lake, nơi hàng chục tòa nhà đã bị phá hoại trong 2 đêm trước đó.

Họ chia ca làm việc và canh gác để đảm bảo rằng khu phố sẽ được theo dõi suốt đêm. Các chủ doanh nghiệp được khuyến cáo không nên sử dụng vũ khí chống lại người biểu tình, và họ cũng có kế hoạch đặt áo có in logo “Lake Street Latino Security” của lực lượng an ninh đường phố để tránh bị lực lượng vệ binh quốc gia và cảnh sát phản ứng trước tình trạng bất ổn.

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 3.

Một cửa hàng Urban Outfitters ở Manhattan đã bị cướp phá vào ngày 30/5.

Maya Santamaria có mặt tại buổi họp cho biết bà dự định ở nhà tối hôm đó vì không còn gì để bảo vệ. Tòa nhà mà bà sở hữu trước đây - nơi bà từng thuê ông Floyd làm nhân viên bảo vệ hộp đêm - đã bị đốt cháy từ tối ngày 29/5. Bà Santamaria đổ lỗi cho cảnh sát về cái chết của ông Floyd và nói rằng họ đã không làm đúng trách nhiệm của mình để bảo vệ các doanh nghiệp trước làn sóng biểu tình để dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

"Chúng tôi đã gọi 911 và chúng tôi đã gọi cho Sở cảnh sát, nhưng không có phản hồi", bà nói. Bà cho biết mình không muốn cảnh sát sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình, nhưng "họ không thể không xuất hiện và để mặc người biểu tình đốt phá được".

"Đừng so sánh tiền với mạng sống con người"

Cửa hàng in ấn mới thành lập của Kester Wubben ở Minneapolis vừa bắt đầu đi vào hoạt động khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thế nhưng, công việc kinh doanh vừa mới khởi sắc 1 chút thì cửa hàng này lại bị cướp phá. TV, iPad và xe tải đã bị đánh cắp. Ông Wubben phải hy sinh rất nhiều, từ việc rút tiền tiết kiệm khỏi tài khoản lương hưu và làm việc ca đêm 7 ngày/tuần, để có đủ tiền mở cửa hàng.

Trong chưa đầy 1 năm đi vào hoạt động, ông đã có nhiều khách quen. Ông Wubben, cũng là người da đen, cho biết ông sống cách nơi Floyd bị cảnh sát bắt khoảng 5 tòa nhà. Ông thở dài mệt mỏi khi được hỏi liệu doanh nghiệp có thể phục hồi lại sau tổn thất hay không: "Chúng tôi phải buông xuôi mọi thứ và thử lại vào khi khác thôi".

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 4.

Các tình nguyện viên đã dọn dẹp đống đổ nát ở Minneapolis vào ngày 30/5 sau các cuộc biểu tình vào đêm hôm trước.

Ông Wubben cũng hiểu sự phẫn nộ của người dân Mỹ trước cái chết của Floyd. "Người đó đã có thể là tôi, và đó là cách tôi nhìn nhận vụ việc. Thật vô nhân đạo", ông nói.

Ông Wubben cũng đã nghĩ về sự mất mát mà ông phải đối mặt với tư cách là chủ một doanh nghiệp so với sự mất mát mà gia đình Floyd phải gánh chịu. Ông nói: "Bạn đánh đồng mạng sống của con người với đồng tiền, cái nào giá trị hơn? Tôi có thể kiếm lại tiền, tôi có thể bắt đầu một công việc kinh doanh khác, nhưng không ai có thể làm cho George Floyd sống lại. Anh ấy đã ra đi thật rồi".

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 5.

Một số kẻ kích động lợi dụng hỗn loạn để đột nhập cướp bóc một cửa hàng sang trọng.

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 6.

Một cây ATM cũng bị đập phá.

"Làm ơn, tôi không có bảo hiểm" - lời van nài của chủ cửa hàng giữa cơn bạo loạn ở Mỹ, khi mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động bị cướp bóc trắng trợn - Ảnh 7.

Sĩ quan cảnh sát New York đứng bảo vệ trước cửa hàng CVS sau khi người biểu tình tấn công nơi này.

Người ta luôn cho rằng mục đích của biểu tình là để đòi lại công bằng cho Floyd và mở ra tương lai cho những người Mỹ gốc Phi, thế nhưng Jordan Davis-Miller lại cảm thấy băn khoăn khi chứng kiến một số trong số hàng ngàn người tập trung tại trung tâm thành phố lại lợi dụng cơ hội này để thực hiện mục đích khác: Đập vỡ cửa sổ và cướp phá các cửa hàng bán lẻ. Nhiều người trong số họ là người da trắng.

"Thành thực mà nói tôi đang bị mất niềm tin vào cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc này. Nếu chúng ta cùng đấu tranh cho một lý tưởng thì cần phải thể hiện sự đoàn kết thay vì đốt phá lẫn nhau như vậy", Jordan nói.

(Nguồn: New York Times)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Ngại đường xa, nắng nóng, nhiều người chọn vui hè tại gia với bầu không khí không khác gì Đà Lạt

Cuối tháng 3, người người, nhà nhà bắt đầu lên "plan" cho những chuyến đi chơi xa. Thế nhưng, ngán cảnh nắng nóng gay gắt kéo dài ở miền Nam hay thất thường "sáng nắng, chiều mưa" ở miền Bắc, năm nay, thay vì Đà Lạt, nhiều gia đình quyết định chọn địa điểm quen thuộc này làm điểm đến, vừa tiện nghi, mát mẻ, lại thoải mái bên nhau.