Làm thế nào để mẹ trở thành người bạn đồng hành trong tương lai của con

Quang Vũ | 21-10-2020 - 19:23 PM

(Tổ Quốc) - Bất kỳ người mẹ nào cũng muốn bảo vệ và chuẩn bị tốt cho tương lai của con mình. Nhưng làm thế nào để mẹ thực hiện điều đó một cách trọn vẹn nhất?

Cùng xem qua những hành động của người mẹ trong clip để giải đáp nhé!

Mẹ nên lắng nghe để thấu hiểu con hơn

Có lẽ do tâm lý "người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn", mà không ít bậc cha mẹ thường chọn cách áp đặt những "kinh nghiệm" của mình cho con. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Vậy nên, khi thấy con có sự thay đổi, mẹ nên lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn con vượt qua.

Làm thế nào để mẹ trở thành người bạn đồng hành trong tương lai của con - Ảnh 1.

Khi mẹ lắng nghe và trò chuyện với con, chúng sẽ dần học được cách chia sẻ khúc mắc và mong muốn của mình

Hãy để con có không gian riêng tư

Càng lớn, con càng cần nhiều không gian riêng tư. Điều này là hoàn toàn tự nhiên khi con bước vào độ tuổi thiếu niên và đối mặt với những thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ. Vì vậy, đây là lúc mẹ nên chú ý đến quyền riêng tư của con thay vì cứ nghĩ trẻ vẫn còn là con nít và giám sát 24/24.

Một vài phụ huynh cho rằng, con cần không gian riêng tư là vì con có điều đang che giấu. Điều này thật sự không đúng bởi đây là lúc con có những suy nghĩ độc lập và "không gian riêng" là cách con chọn để đối mặt với giai đoạn "chớm" trưởng thành. Lúc này mẹ nên tôn trọng và xác định ranh giới giữa việc giám sát, không động chạm đến quyền riêng tư của con.

Làm thế nào để mẹ trở thành người bạn đồng hành trong tương lai của con - Ảnh 2.

Không nên quản thúc quá chặt sinh hoạt của con, hãy để con làm những gì con yêu thích

Trở thành "người bạn" đồng hành cùng sự phát triển của con

Trở thành "bạn đồng hành" là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất để mẹ "bước" vào "thế giới nội tâm" của con. Nhất là ở giai đoạn dậy thì, tâm lý của con gái lại càng nhạy cảm, vậy nên, hiểu con càng nhiều, mẹ càng dễ dàng định hướng cho con và hỗ trợ kịp thời khi con có những biểu hiện tiêu cực. Hãy trở thành một người bạn của con bằng cách tạo sự cởi mở về những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, giáo dục sớm về giới tính, tình yêu, tình dục, ....

Chăm sóc sức khoẻ cho con - Ưu tiên hàng đầu để con có một tương lai trọn vẹn

Sức khỏe tốt chính là tiền đề đầu tiên để con có những bước đi vững vàng vào tương lai. Vì vậy, song song với những lo lắng về mặt tâm lý, mẹ nên phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm cho con ngay từ khi còn nhỏ để con có một tương lai tươi sáng trọn vẹn.

Một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tương lai của con đó là UNG THƯ CỔ TỬ CUNG.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ [1], căn bệnh có rất ít biểu hiện rõ ràng nên khi phát hiện, đa số đều đã đến những giai đoạn muộn [2].

Tuy bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40-60, nhưng mầm mống căn bệnh đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người phụ nữ từ hàng chục năm trước [4].

Vì vậy để chuẩn bị tốt cho tương lai của con, mẹ nên hướng dẫn con tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bởi đây là giai đoạn cơ thể con đáp ứng miễn dịch cao nhất với vắc-xin [3]

Hãy chuẩn bị một tương lai trọn vẹn cho con bằng cách chăm sóc sức khoẻ ngay từ sớm, để mai sau con sẽ có những ngày tháng thanh xuân tươi đẹp và trọn vẹn.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung khuyến cáo chỉ định cho trẻ em gái và phụ nữ tuổi từ 9-26. Đối tượng ưu tiên thứ nhất là trẻ em gái từ 9-14 tuổi, trước tuổi quan hệ tình dục [4]

Làm thế nào để mẹ trở thành người bạn đồng hành trong tương lai của con - Ảnh 3.

VN-HPV-00161 20082022

Bài viết do Hội Y học dự phòng Việt Nam xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung với sự tài trợ của MSD vì mục đích giáo dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Colombo, N., Carinelli, S., Colombo, A., Marini, C., Rollo, D., Sessa, C., & ESMO Guidelines Working Group (2012). Cervical cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of oncology : official journal of the European Society for Medical Oncology, 23 Suppl 7, vii27–vii32. https://doi.org/10.1093/annonc/mds268

2. Markowitz LE et.al, Human Papillomavirus Vaccination: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR RecommRep. 2014 Aug 29;63(RR-05):1-30.

3. Human papillomavirus vaccines: WHO position paper, May 2017. Wkly Epidemiol Rec. 2017;92(19):241-68.

4. "Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung", Số2402/ QĐ-BYT

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM