• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Leo thang mối đe dọa hạt nhân: Nga bất ngờ đưa "tối hậu thư" đến Mỹ

Thế giới 16/01/2019 14:38

(Tổ Quốc) - Các căng thẳng của Moscow trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân New Start tạo ra nhiều mâu thuẫn với Mỹ.

Căng thẳng từ Hiệp ước hạt nhân

Tờ Wall Street Journal cho biết, Nga liên tục chỉ trích các nỗ lực của Mỹ trong quá trình thực hiện hiệp ước vũ khí chiến lược cùng với thông điệp bất thường cáo buộc Mỹ đang làm suy yếu thỏa thuận.

Leo thang mối đe dọa hạt nhân: Nga bất ngờ đưa tối hậu thư đến Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: LANCE CHEUNG/ZUMA PRESS

Trung tâm của các mâu thuẫn liên quan đến việc Mỹ rút ngắn chương trình hạt nhân theo hiệp ước New Start, một hiệp định nhằm điều chỉnh cuộc chạy đua vũ trang với Moscow kể từ năm 2011, trước khi hai bên tiến tới quyết định có nên gia hạn hiệp ước hay không .

Các bình luận diễn ra xung quanh các trao đổi giữa các chuyên gia trong xung đột chính trị nhằm tạo thêm các căng thẳng giữa Washington và Moscow.

Các quan chức Nga đã xác nhận lại các kiến nghị của Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov và gửi bản báo cáo 11 trang tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về các thảo luận ngoại giao giữa các quan chức Mỹ và Nga nhằm tìm cách giảm các cuộc chạy đua hạt nhân theo hiệp ước.

Theo WSJ, tài liệu cũng đưa ra cảnh báo rằng sự thất bại trong việc giải quyết các xung đột có thể ảnh hưởng đến triển vọng đổi mới trong hiệp ước New Start khi sắp hết hạn 2 năm.

"Kịch bản tồi tệ nhất là những vấn đề này có thể có khả năng phá vỡ triển vọng mở rộng sau năm 2021", tờ báo của Nga trích dẫn vào tháng 12 và được đăng tải trên the Wall Street Journal.

Tờ báo này gợi ý rằng, Moscow không muốn để cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

"Chúng tôi không thể xác nhận đầy đủ theo các yêu cầu từ phía Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ ra tình hình trong mối quan hệ song phương ở mọi cấp độ cũng như cung cấp cho cộng đồng quốc tế về các vấn đề bất bình thường như vậy", tờ báo Nga cho biết.

Nga-Mỹ không ngừng tranh cãi

Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump đã có các phản ứng mạnh mẽ trước các động thái của Nga đồng thời chỉ ra rằng Moscow đang cố gắng đảo lộn chú ý từ các cáo buộc dài hơi của Mỹ rằng Nga liên tục vi phạm thiệp ước kiểm soát vũ khí khác, bao gồm cả hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, được biết đến là hiệp ước INF.

"Mỹ luôn tuân thủ đầy đủ trong cam kết New Start. Đây là kết quả gây sức ép mà chúng tôi sẽ áp dụng trong vi phạm của hiệp ước INF", một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, bởi rủi ro từ hiệp ước INF, các chuyên gia kiểm soát vũ khí cho rằng, leo thang trong đàm phán về hiệp ước New Start có thể làm suy yếu các cơ hội duy trì hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Mỹ và Nga.

"Các cuộc tranh cãi mang tính kỹ thuật hiện tại có thể trở thành xung đột chính trị", ông Pranay Vaddi, cựu quan chức Bộ Ngoại giao cho biết.

Các quan hệ giữa Mỹ và Nga liên tục căng thẳng kể từ khi Nga sáp nhập Crimea và các cáo buộc liên quan đến việc can thiệp bầu cử Mỹ trong năm 2016, Moscow và Washington liên tục thực hiện Hiệp ước New Start cùng với không ít mâu thuẫn.

Vào tháng 2/2018, hai bên đã tuyên bố đã có cuộc gặp nhằm giải quyết các đòi hỏi từ hiệp ước. Hai bên đã thống nhất giảm số đầu đạn xuống còn 1550 với 700 tên lửa tầm xa cùng với số lượng bom.

Không giống với hiệp ước INF, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận chính phủ Nga tuân thủ Hiệp ước New Start.

Tuy nhiên, Hiệp ước New Start vẫn tiếp tục chịu các chỉ trích, trong đó Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Tổng thống Trump đã cho rằng đây chỉ là thỏa thuận của một bên.

Nhà Trắng từ đầu đã cân nhắc liệu có nên tiếp tục giữ hiệp ước này. Hiệp ước tiếp tục kéo dài lên tới 5 năm trước khi hết hiệu lực vào tháng 2/2021.

Các vấn đề kỹ thuật là trung tâm của các cuộc tranh luận trong lịch sử lâu dài. Khi các quan chức chính quyền cựu Tổng thống Obama đang đàm phán hiệp ước New Start, họ đã tìm cách giảm số lượng đầu đạn hạt nhân mà không nhắc đến máy bay ném bom hay tàu ngầm.

Đàm phán này giúp Mỹ phát triển hàng chục máy bay ném bom B-52H.

Mỹ cũng cắt giảm số lượng ống phóng trên tàu ngầm Trident II từ 24 xuống 20. Điều này được thực hiện bằng cách niêm phong 4 ống và loại bỏ các thành phần có khả năng bắn tên lửa đạn đạo.

Các quan chức Mỹ cho biết, việc giải quyết này là đúng và tuân thủ hiệp ước. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga liên tục phàn nàn rằng họ khó có thể phê chuẩn điều này và mọi thứ đang dễ dàng đảo lộn.

Trong nỗ lực xoa dịu các lo lắng của Moscow, tờ báo Nga tiết lộ, chính quyền Tổng thống Trump đã đề nghị trong tháng 12/2017 nhằm đảm bảo cam kết rằng họ sẽ không đảo ngược cam kết trong suốt thời gian thực hiện hiệp ước.

Đề xuất của Mỹ dưới thời cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã đưa ra điều kiện rằng các bước có thể giải quyết mâu thuẫn và không cần đàm phán thêm.

Người Nga đã phản ứng với động thái này và cho rằng đây là bước định hướng đúng, tuy nhiên vẫn khẳng định các bước tiếp theo sẽ nhìn nhận lại các vấn đề về bệ phóng tên lửa tàu ngầm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong thượng đỉnh với Tổng thống Trump tại Helsinki hồi tháng 7/2018 rằng Nag mong muốn sẽ tiếp tục gia hạn đối với Hiệp ước New Start. Tuy nhiên, ông Putin nói thêm rằng vẫn còn một vài nghi vấn sẽ do các chuyên gia đưa ra quyết định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ