• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Leo thang sóng gió Nga: Chính trường Mỹ không yên sức mạnh hạt nhân

Thế giới 03/12/2018 15:50

(Tổ Quốc) - Các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga đang thu hút rất nhiều sự chú ý.

Theo một bài viết ngày 1/12 trên trang Strategic Culture, hai nghị sĩ Mỹ là Tom Cotton và Liz Cheney cuối tháng 11 đã đưa ra một dự luật ngăn cản việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) với Nga, có tên gọi là Đạo luật ngăn chặn sự công kích hạt nhân của Nga.

Văn bản này cho rằng, "trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ không nên đồng ý gia hạn Hiệp định New START vượt quá thời hạn hiện tại vào năm 2021 khi không có sự cải thiện đáng kể trong thỏa thuận này khi nó còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng". Dự luật này đề cập tới việc Nga phải đưa ra hiệp nghị giảm đáng kể kho dự trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật và quy định rằng các loại vũ khí mới được đề cập trong bài phát biểu liên bang của Tổng thống Nga Putin vào tháng 3 phải được đưa vào danh sách giảm trừ.

Câu hỏi về New START

Hiệp ước New START giới hạn Mỹ và Nga mỗi bên không triển khai quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến thuật và 700 phương tiện phóng chiến thuật. Có hiệu lực từ năm 2011, thỏa thuận này được thực thi trong giai đoạn 10 năm cho đến tháng 2/2021 và có thể gia hạn thêm 5 năm. Cho đến nay, các cuộc đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận chưa được bắt đầu do sự mất tinh thần của các bên tham gia.

Leo thang sóng gió Nga: Chính trường Mỹ không yên sức mạnh hạt nhân - Ảnh 1.

Nguy cơ chạy đua vũ trang đang gia tăng. (Nguồn: SC)

Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ý định hủy bỏ Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987, viện dẫn cáo buộc Nga đã "vi phạm" thỏa thuận này, đồng thời chỉ ra "mối đe dọa" được cho là đến từ Trung Quốc. Từng bị Tổng thống Trump chỉ trích năm ngoái, New START có thể tiếp tục bị đưa vào tâm điểm của tranh cãi. Một lựa chọn khác cho sự căng thẳng là Hiệp ước cắt giảm vũ khí phòng thủ chiến lược (SORT) đạt được năm 2002 - giới hạn các đầu đạn được triển khai mà không có các điều khoản xác minh. Theo Andrea Thompson, quan chức cấp cao từ cơ quan kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Mỹ, tương lai của New START phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Moscow trong việc hạn chế các hệ thống chiến lược mới mà Tổng thống Putin đã đề cập trong bài phát biểu hồi tháng 3.

Điều quan trọng cần lưu ý là không có hành động vi phạm nào của Nga có thể trở thành duyên cớ để Mỹ không gia hạn hoặc rút khỏi New START.Tổng thống Trump sẽ phải chứng minh các lý do để tiên phong rút lui khỏi một hiệp ước vũ khí khác sau khi tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước INF. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần bày tỏ quan tâm đến việc gia hạn New START, mặc dù Moscow lâu nay vẫn quan ngại về các bệ phóng hạt nhân của Mỹ.

Vấn đề chủ chốt?

Đầu tiên, các vũ khí chiến thuật trong kho dự trữ của Nga không liên quan gì đến các lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF)- đối tượng bị quy định trong các hiệp ước hạt nhân hiện tại. Tên lửa hành trình và ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng không phải là một phần của bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào và không có tiền lệ đưa chúng vào chương trình nghị sự về SNF. Còn các vũ khí hạt nhân chiến thuật trên biển đã được đưa vào các sáng kiến hạt nhân cấp nguyên thủ (PNI) vào năm 1991 giữa Mỹ và Liên Xô.

Theo Strategic Culture, có thể thấy các vũ khí chiến thuật luôn là một chủ đề riêng biệt. Chưa có hiệp ước nào nói đến chúng. Do đó, việc đưa chúng vào các cuộc đàm phán cắt giảm sức mạnh hạt nhân chiến lược là không thể chấp nhận được. Nếu dự luật này trở thành luật, sẽ không có thỏa thuận vũ trang chiến lược nào có thể thực hiện được.

Nói về các loại vũ khí mà Tổng thống Nga đề cập tới. ICBM Sarmat đang thay thế hệ thống tên lửa đặt trong silo (giếng phóng) Voevoda- loại vũ khí được quy định cắt giảm trong New START. Như vậy, loại vũ khí này không tăng cường tiềm năng sức mạnh hiện tại. Tên lửa không đối đất Kh-101 cũng không liên quan đến hiệp ước New START. Đây không phải là vũ khí chiến lược hay phương tiện vận chuyển. Avangard, hệ thống tên lửa chiến lược siêu thanh tân tiến nhất của Nga cũng không nằm trong các hiệp ước hiện tại vì nó không phải là một máy bay ném bom, cũng không phải là một tên lửa đạn đạo. Về lý thuyết, một số vũ khí được ông Putin đề cập có thể được đưa vào chương trình nghị sự về SNF nhưng nó còn phụ thuộc vào thiện chí của Nga.

Sự suy giảm tổng thể của các mối quan hệ giữa Nga và Mỹ có thể khiến các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ bất kỳ dự luật chống Nga nào. Theo Strategic Culture, việc áp dụng cách tiếp cận này cũng có nghĩa là tự gây hại cho mình.

Strategic Culture nhận định, khi dự luật của Cotton-Cheney bắt đầu được đưa vào quy trình xem xét, các nghị sĩ Mỹ nên chú ý tới hai nội dung. Đầu tiên, New START không chỉ là về các con số. Nó bao gồm việc trao đổi thông tin có giá trị- điều rất khó để có được bằng các phương tiện khác, và các quy trình xác minh độc đáo và rất đáng tin cậy. Thứ hai, khi không còn thỏa thuận nào về SNF còn hiệu lực, thế giới sẽ không có gì để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang. Một lựa chọn khác là gia hạn New START để mua thêm thời gian cho các cuộc thảo luận kỹ lưỡng về một hiệp ước khác để thay thế nó. Nhưng trong trường hợp này, chính trường Mỹ sẽ phải nói không với dự luật mà hai nghị sĩ Cotton-Cheney đề cử.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ