• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Loạt siêu cường châu Âu từ chối hỗ trợ Mỹ leo thang với Iran

Thế giới 20/06/2020 14:45

(Tổ Quốc) - Ba đồng minh châu Âu thân cận nhất của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ không ủng hộ lời đe doạ của chính quyền Tổng thống Trump về việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran.

Ba đồng minh châu Âu thân cận nhất của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ không ủng hộ lời đe dọa của chính quyền Tổng thống Trump về việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran.

Tuy nhiên các nước này cũng ra lời kêu gọi Tehran cho phép các cơ quan nước ngoài tiếp cận hai địa điểm bí mật – có thể là nơi nước này dự trữ vật liệu hạt nhân, theo Washington Post.

Châu Âu làm rõ con đường Iran với Mỹ

Pháp, Anh và Đức là những nước đã tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA) với Iran, cùng với Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, và đã đấu tranh để duy trì thỏa thuận này sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp định lịch sử này. Ba nước trên cũng nói rằng họ muốn đàm phán với Iran về việc nước này đã có 1 số động thái vi phạm thỏa thuận.

Loạt siêu cường châu Âu từ chối hỗ trợ Mỹ leo thang với Iran - Ảnh 1.

Quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi xuống những mức thấp mới. Ảnh: Reuters.

Các bộ trưởng ngoại giao của ba cường quốc châu Âu này đã nhóm họp hôm thứ Sáu tại Berlin trong bối cảnh có những căng thẳng mới giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của nước này và việc Tehran đã có những động thái vi phạm thỏa thuận hạt nhân JCPOA. Tuyên bố của họ cũng nhấn mạnh sự bất đồng của phía châu Âu với các chiến thuật của chính quyền Mỹ, mặc dù họ có chung nhiều mục tiêu.

Hoa Kỳ muốn áp đặt lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran, vốn được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận năm 2015, trừ khi Hội đồng Bảo an gia hạn lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí thông thường sang Iran – dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay.

Bởi vì việc chấm dứt cấm vận vũ khí là yêu cầu chính của Iran trong các cuộc đàm phán ban đầu, nên việc gia hạn nó gần như chắc chắn sẽ khiến Iran rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, được gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).

Chúng tôi tin chắc rằng bất kỳ nỗ lực đơn phương nào để kích hoạt áp đặt lại trừng phạt của Liên hợp quốc sẽ kéo theo hậu quả bất lợi nghiêm trọng trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các quan chức của 3 nước này cho biết trong một tuyên bố. Chúng tôi sẽ không ủng hộ một quyết định như vậy, điều cũng sẽ không tương thích với những nỗ lực hiện tại của chúng tôi để bảo vệ JCPOA.

Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau khi ba nước này dẫn đầu một nghị quyết – đã được đưa lên hội đồng quản lý Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nơi theo dõi sự tuân thủ và vi phạm thỏa thuận hạt nhân của Iran. Iran đã vượt quá một loạt các giới hạn mà họ đã đồng ý trong thỏa thuận hạt nhân JCPOA – điều họ nêu ra để thúc đẩy Hoa Kỳ giảm bớt các lệnh trừng phạt.

Câu hỏi về quyền tiếp cận hai cơ sở bí mật

Nghị quyết này kêu gọi Iran cho phép các thanh sát viên IAEA vào hai địa điểm mà nước này bị nghi ngờ đã lưu trữ hoặc sử dụng vật liệu hạt nhân không khai báo. Nga và Trung Quốc, những nước đã cố gắng bảo vệ Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ - điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Tehran – đã bỏ phiếu phản đối nghị quyết này.

Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi gần đây bày tỏ lo ngại rằng Iran đã từ chối cho họ quyền tiếp cận cần thiết để làm rõ các câu hỏi của chúng tôi liên quan đến các hoạt động liên quan đến vật liệu hạt nhân và liên quan đến hạt nhân mà chưa được khai báo. Các hoạt động này được cho là có từ gần hai thập kỷ trước khi JCPOA được đàm phán và Iran cho rằng không có cơ quan pháp lý nào kiểm tra chúng.

Iran cho biết IAEA đã yêu cầu quyền tiếp cận vào các địa điểm này dựa trên các cáo buộc từ Israel, nước nói rằng ít nhất một địa điểm là một kho nguyên tử bí mật.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Iran bắt buộc phải cho thấy họ đã từ bỏ vĩnh viễn nghiên cứu vũ khí hạt nhân bí mật của mình.

Nếu Iran không hợp tác, cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng có hành động tiếp theo, ông Pompeo nói.

Christopher Ford, trợ lý bộ trưởng về an ninh và không phổ biến vũ khí quốc tế, cho biết có lo ngại về việc Iran không sẵn sàng cấp quyền tiếp cận vào các cơ sở bí mật này.

Người Iran từ chối quyền tiếp cận này càng lâu thì làm cho họ trông như thể đang che giấu điều gì đó quan trọng và càng có nhiều lý do để cho rằng nơi đó phải có ý nghĩa, Ford nói. Nếu thực sự không có gì để che giấu ở đây, họ cần phải thể hiện rõ.

Ba nước châu Âu thừa nhận họ chia sẻ mối quan ngại với Hoa Kỳ về các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Iran, nhưng cho biết chiến dịch gây sức ép tối đa của chính quyền Trump không hiệu quả như việc tiến hành "đối thoại và ngoại giao có ý nghĩa".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ