Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Việt Nam liên tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong hai ngày 27-28/2.
[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 1.

an ninh singapore 2
an ninh singapore 2
an ninh singapore
an ninh singapore

Điểm nhấn Singapore từ thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 đã để lại dấu ấn tích cực cho cộng đồng quốc tế. Bước ngoặt lịch sử cho quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng tại thượng đỉnh Singapore là bước đệm cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Các chuyên gia về ngoại giao nhận định nếu quốc gia nào có thể đáp ứng được những yếu tố ấy thì đó chính là Singapore - một quốc gia "dày dặn" kinh nghiệm trong việc tổ chức các cuộc gặp mang tính lịch sử. Nhà Trắng đã giải thích lý do tại sao Singapore có thể "vượt qua" những địa điểm tiềm năng khác, như Thụy Sĩ hay Mông Cổ, để được vinh dự trở thành quốc gia chủ nhà tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh.

"Singapore được lựa chọn bởi họ sẵn sàng tổ chức cuộc gặp, và bởi họ có mối quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên, là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ với cả hai nước", một quan chức của Nhà Trắng cho hay.

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, sự kiện mang tính bước ngoặt, chính thức được tổ chức tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa của Singapore.

Theo Strait Times, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần một thu hút hơn 2.500 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới. Để đảm bảo sự kiện diễn ra một cách hoàn hảo nhất, có tới hơn 7400 người đã tham gia vào công tác chuẩn bị và thực hiện, bao gồm 5000 người của Bộ Nội vụ, 2000 người của Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF), hơn 300 nhân sự trong lĩnh vực thông tin liên lạc và 80 nhân viên của Bộ ngoại giao.

Thỏa thuận giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thông qua tại thượng đỉnh Singapore vào năm ngoái đã hứa hẹn về việc phi hạt nhân hóa, tuy nhiên, bản thân tài liệu này rất mơ hồ về thời điểm và cách thức thực hiện. Thỏa thuận này không gồm thời hạn, thời gian biểu và quá trình để xác nhận Triều Tiên đang thực hiện các điều khoản.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 3.

Các nhà phân tích chính sách đối ngoại cho rằng thỏa thuận này được đánh giá là mơ hồ.Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ lại cho rằng họ không mong đợi hội nghị thượng đỉnh vừa qua có thể tạo ra một thỏa thuận hạt nhân toàn diện. Thay vào đó, Mỹ đang tìm cách thiết lập một qui trình để đàm phán một thỏa thuận mà trong đó, Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy hỗ trợ kinh tế từ Mỹ và các nước khác.

Tín hiệu sau đó, Triều Tiên đã ngừng các vụ thử hạt nhân, tên lửa cũng như đã dỡ khu thử nghiệm hạt nhân và các bộ phận của cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa. Tuy nhiên, các thành viên của chính quyền Tổng thống Trump cho rằng Triều Tiên vẫn đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân, làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu ông Kim có thực sự cam kết phi hạt nhân hóa hay không. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên vẫn đang vận hành tổ hợp hạt nhân chính của nước này.

Trong khi đó, Mỹ đã đình chỉ một số cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán còn tiếp diễn; và Triều Tiên đã trả lại những gì họ nói là hài cốt của 55 lính Mỹ phục vụ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Về trừng phạt, Triều Tiên nhiều lần ngỏ ý muốn nới lỏng các trừng phạt vào nước này. Phía Mỹ vẫn khẳng định chỉ giảm đi các trừng phạt khi nào Triều Tiên chịu chấp nhận phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược.

"Nút thắt" vẫn chưa thể tháo dỡ. Và tiếp tục trong thượng đỉnh lần hai?


[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 4.

Việt Nam và thành phố Hà Nội được chọn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai vào ngày 27-28/2.

Sự kiện quốc tế thu hút khoảng 3000 phóng viên quốc tế đến Hà Nội, trong đó có hàng trăm hãng truyền hình, thông tấn và báo chí. Đây rõ ràng là cơ hội có một không hai" để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 5.

Tại Trung tâm Báo chí Quốc tế, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh đây là sự kiện quốc tế quan trọng và được quan tâm hàng đầu của khu vực và quốc tế.

Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 không chỉ tăng cường vai trò của Việt Nam mà còn nâng cao vai trò của cộng đồng ASEAN trong các vấn đề quốc tế.

"Chúng tôi chỉ có 10 ngày chuẩn bị hội nghị. Ở Singapore năm ngoái, nước chủ nhà có tới gần 2 tháng để đảm bảo mọi công tác cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều", ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh.

Do tầm đặc biệt của sự kiện, lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội, đều rất quan tâm đến công tác chuẩn bị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc làm việc với các bộ ngành để chỉ đạo. Lãnh đạo Hà Nội và nhiều địa phương cũng rất tích cực giám sát, đôn đốc công tác chuẩn bị cho sự kiện.

PGS.TS Vũ Minh Khương -  Trường Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cũng đã đưa ra ý kiến của ông về những cơ hội của Việt Nam khi được chọn làm nước chủ nhà cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 6.

Nhiều tờ báo quốc tế và báo Triều Tiên đồng loạt đăng tải trên trang chủ thông tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới Việt Nam tham gia thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Điều đó cho thấy sự kiện gây chú ý và thu hút quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế đối với sự kiện nói riêng và nước chủ nhà Việt Nam nói riêng. Thậm chí, các hoạt động bên lề, các tờ báo quốc tế cũng đặc biệt quan tâm đến ẩm thực, cảnh quan và người dân Việt Nam. Tờ Yonhap (Hàn Quốc) bày tỏ cảm kích tinh thần người dân Hà Nội trước thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Tờ báo viết: "Hà Nội, Việt Nam là nước chủ nhà tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Trong khi các quan chức chính phủ Triều Tiên, Mỹ và Việt Nam đang bận rộn cho công tác chuẩn bị sự kiện đặc biệt này thì những người dân Việt Nam dường như đang tự hào về không khí trước, trong và sau thượng đỉnh".

"Cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi các sự kiện từ thượng đỉnh Mỹ-Triều. Các kỳ vọng cho tín hiệu tích cực sẽ tiếp tục tại khoảnh khắc này", ông Richard Fenning, CEO của Control Risks – một công ty tư vấn cho biết.

Tờ Washington Post đưa ra nhận định rằng, Việt Nam đang mở của với thể giới, đánh dấu nhiều sự kiện quốc tế và thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

Hình ảnh Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Việt Nam

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 7.

Nếu như Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện với hình ảnh thân thiện vẫy tay chào người dân Việt Nam thì Tổng thống Trump cũng không giấu nổi cảm xúc đầu tiên sau khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam.

Các đánh giá từ nhiều tờ báo quốc tế như Reuter, Washington post, CNN … cho rằng, cái vẫy tay chào của Chủ tịch Kim Jong – un "chưa có tiền lệ" đã thể hiện một Việt Nam thân thiện, mến khách và an toàn ngay những phút đầu tiên.

Hình ảnh Chủ tịch Kim Jong -un của Triều Tiên hạ kính ô tô, vẫy tay chào người dân chưa có tiền lệ trong các chuyến công du nước ngoài được báo chí ghi lại đã để lại nhiều thiện cảm ngay những phút đầu tiên đặt chân đến Việt Nam cũng như truyền thông quốc tế.

Một chính khách vượt qua hơn 4.500 cây số, với thời gian trên 60 giờ đồng hồ, rồi hạ kính xe bọc thép, để cánh tay ra bên ngoài, khuôn mặt tươi cười, vẫy chào thân thiện với nhân dân nước khác là một hình ảnh đẹp được lưu lại trong tâm trí nhiều người.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 8.

Trong khi đó, Tổng thống Trump xuất hiện với hình ảnh bước từ máy bay Air Force One xuống sân quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam với cử chỉ thân thiện vẫy tay chào mọi người.

Trên trang Twitter chính thức của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ dòng cảm xúc: "Vừa đến Việt Nam. Cảm ơn tất cả mọi người vì sự đón tiếp tuyệt vời tại Hà Nội. Rất đông người, và rất nhiều tình yêu thương!"

Những dòng tweet cho thấy, Tổng thống Trump đã dành một tình cảm đặc biệt cho đất nước và con người Việt Nam ngay khi vừa đến đất nước vì hòa bình, tham gia một sự kiện lớn của thế giới.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 9.

 Tờ scmp ghi nhận rằng, các tín hiệu ban đầu cho cuộc gặp diễn ra hoàn toàn thoải mái và vui vẻ.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tham gia cuộc gặp thượng đỉnh Việt Nam.

Tờ scmp mô tả: "Hai nhà lãnh đạo đã cười, bắt tay và vui mừng cho cuộc gặp này tại khách sạn Metropole Hà Nội".

Tổng thống Trump bày tỏ hi vọng thượng đỉnh lần hai sẽ diễn ra công bằng, thành công hơn thượng đỉnh lần 1 và kỳ vọng cho tiềm năng kinh tế của Triều Tiên.

Thông qua phiên dịch, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng bày tỏ tự tin về các kết quả sẽ đạt được tại thượng đỉnh."Nếu vẫn có bất kỳ sự hiểu nhầm nào quanh chúng ta thì thượng đỉnh lần này sẽ nỗ lực để vượt qua điều này", nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói.



Video Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay tại thượng đỉnh lần hai. Nguồn:AP

Mặc dù không đạt được thỏa thuận chung nhưng Tổng thống Trump vẫn bày tỏ rằng, mối quan hệ với nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là "rất ấm áp".

Tổng thống Trump đã khẳng định rằng cuộc gặp thượng đỉnh không thể đi tới kết quả cuối cùng nhưng cả hai đã có cuộc đi dạo bên bể bơi khách sạn Metropole rất thân thiết.

Tại buổi họp báo bắt đầu lúc 2h chiều, Tổng thống Mỹ cho biết bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên không đạt kết quả như mong đợi.

Theo CNN, chuyên gia Akira Kawasaki của Ủy ban Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân, bình luận: "Chúng ta cần một kế hoạch thực sự xuất phát từ cộng đồng quốc tế và các hiệp định như Hiệp định Cấm Phổ biến Vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên có thể tham gia trong thời gian tới bắt đầu quá trình giải giáp một cách hợp pháp".

Một số chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump muốn được thấy là đã đạt được một thành công nhất định từ cuộc gặp thượng đỉnh lần này, và có thể đề xuất việc chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên để đổi lấy việc ông Kim hứa sẽ phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cùng với đó là tiếp tục dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Theo Tổng thống Trump, ông đã có "thời gian thực sự hữu ích" trong các cuộc thảo luận với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim. Nhưng ông nói thêm rằng chưa có một thỏa thuận nào được thông qua tại thượng đỉnh lần này.

[Long form]: Những diễn biến bất ngờ từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai  - Ảnh 11.

Chúng tôi có một số lựa chọn nhưng đã đi đến quyết định đây không phải thời gian thích hợp để kí kết. Chúng tôi đã nhận định ngay từ đầu rằng đây là một quá trình dài và tốn nhiều thời gian. Chúng tôi đã đòi hỏi Chủ tịch Kim Jong-un một số điều nhưng có lẽ nhà lãnh đạo Triều Tiên chưa sẵn sàng cho những điều kiện này. Mặc dù vậy, hôm nay đã là một bước đi lớn trong mối quan hệ giữa Mỹ - Triều.

"Chủ tịch Kim Jong-un có những quan điểm riêng của mình và chúng tôi cũng vậy. Tuy nhiên, khoảng cách này không còn lớn như một năm trước đây nữa. Chúng tôi sẽ xem có thể làm được gì trong thời gian tới.

"Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định sẽ không thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân và tôi tin vào lời nói của ông ấy", ông Trump cho biết.

Tổng thống Trump cho rằng, chưa sẵn sàng để từ bỏ những điều cho thỏa thuận này. Thời gian này vẫn chưa đủ để đi đến quyết định kí kết ban đầu. Triều Tiên làm một đất nước có tiềm năng và chúng tôi rất muốn được giúp phát triển đất nước này.

Sau khi xác nhận rằng một trong những lý do khiến Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội đã kết thúc không đạt được thỏa thuận nào là do các lệnh trừng phạt, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ mong muốn dỡ bỏ những các lệnh trừng phạt vì Triều Tiên có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Các nhà quan sát cho rằng, nhiều khả năng thượng đỉnh lần hai sẽ là bước đệm nỗ lực mới của Mỹ-Triều trong thời gian tới.

Nội dung: Hồng Nhung

Thiết kế: Mỹ Dạ