• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mạng xã hội hé mở tín hiệu mới cho ngoại giao kỷ nguyên số

Thế giới 15/08/2019 10:24

(Tổ Quốc) - Xu hướng các nhà lãnh đạo thế giới biểu đạt ý nghĩ, thông tin quyết sách thông qua các phương tiện đại chúng như twitter, nói lên điều gì về tương lai của các tập quán trong quan hệ quốc tế?

Ngành ngoại giao các nước sẽ phải lựa chọn và làm chủ các phương thức truyền thông mới này như thế nào? Và hệ lụy đối với ngoại giao kỷ nguyên số là gì? Mọi thứ tỏ ra còn mới mẻ.

Ngày 1/8 vừa qua, chỉ bằng 1 cái twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khởi động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, thông báo áp các mức thuế quan bổ sung 10% đối với 300 tỷ hàng hóa của Trung Quốc kể từ tháng 9 tới. Tháng 12/2018, cũng chính trên Twitter, ông Trump đã khẳng định quyết tâm rút quân khỏi Syria…

Việc sử dụng mạng xã hội đặt ra nhiều vấn đề

Cách làm này của Tổng thống Trump từ khi lên nắm quyền tại Nhà Trắng đã đảo lộn các qui trình và qui tắc đối ngoại truyền thống.

Xu hướng số hóa đại chúng phát ngôn đối ngoại, được Tổng thống Trump thúc đẩy mạnh mẽ, kéo theo nhiều hệ lụy. Trước tiên, đó là thay đổi trong cách hành văn, buộc thế giới phải theo dõi các nội dung được viết bằng ngữ pháp dân túy, với lối xưng hô trực diện và đơn giản hóa. Xu hướng này dẫn tới cực đoan gây căng thẳng, thậm chí xung đột. Nếu như các nước như Iran, Trung Quốc hoặc Nga nhiều lần chọn cách đáp trả đòn tấn công của Trump bằng thái độ hài hước, mọi việc có thể tiếp tục mãi như vậy được không? Phương pháp truyền thông này làm nhiễu quá trình ra quyết định. Ta không bao giờ biết được tính chất của một twitter mang tính khiêu khích: liệu đó là phép thử phản ứng? hay là động thái cá nhân của một nhân vật trong hệ thống hành pháp? hay là va chạm giữa phe này với phe kia và khi cả hai phe đang cạnh tranh nhau để đưa ra lập trường về vấn đề? Sự khó đoán định bao trùm với mọi nguy cơ nó có thể gây ra.

Tweet 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên sử dụng Twitter để đưa ra tuyên bố của mình. Nguồn: Twitter ông Trump.

Tình trạng này buộc cơ quan đối ngoại các nước nắm thông tin về quyết định hoặc động thái chính sách đối ngoại Mỹ qua các twitter của Tổng thống Trump. Họ theo dõi thông tin, phản ứng và đề xuất chính sách đối ngoại của các nước khác trên trang Facebook hoặc trên mạng xã hội của họ. Việc bày tỏ lập trường đối với các vấn đề quốc tế thường bị đánh đồng với "vài dòng ngắn ngủi" của giới lãnh đạo đăng tải trên các phương tiện số, điều này làm nhiễu quá trình phân tích chính sách đối ngoại.

Các phát ngôn cá nhân của các quan chức đối ngoại thì sao ?

Việc thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà ngoại giao cũng là vấn đề, khi suy nghĩ cá nhân của họ vượt lên trên chức năng đại diện. Họ có được phép sử dụng rộng rãi các mạng xã hội không? Chắc chắn là không. Tổng thống Mỹ thì có thể.

Việc một Nhà nước sử dụng trào lưu số hóa để đối thoại trực tiếp với "xã hội dân sự" ở các nước mà không đối thoại với các Nhà nước khác là như thế nào? Xu hướng này sẽ kéo theo những nguy cơ nào đối với chính sách đối ngoại của nước đó, đối với nền dân chủ và thậm chí cả các công dân đã chấp nhận tương tác với Nhà nước đó? Nếu như Trump là trường hợp cá biệt về phát ngôn trước công luận không bị kiểm soát của một nhà lãnh đạo cấp cao đến như vậy, vấn đề "đưa lên mạng" ý kiến của cán bộ ngoại giao cũng là vấn đề được đặt ra lâu nay.

Một Đại sứ hoặc một Vụ trưởng được sử dụng mạng xã hội thế nào? Không cần có hướng dẫn chỉ đạo hoặc không được đào tạo chuyên sâu?

Đối với một Nhà nước, ngoại giao công chúng có nhiệm vụ đối thoại trực tiếp với các xã hội nhằm cung cấp thông tin, giải thích chính sách, kêu gọi tham gia vào hoạt động đối ngoại, hoặc tạo điều kiện cho họ lên tiếng về một diễn biến tình hình quốc tế nhất định. Ngoại giao công chúng có thể có đối tượng là chính công dân của nước đó (ví dụ như các trang "thông báo đối với người Pháp đi du lịch nước ngoài" của trang Bộ Ngoại giao Pháp diplomatie.gouv.fr) hoặc hướng tới các đối tượng người nước ngoài. Anh đã thử nghiệm cho phép người dân tại các khu vực bị xung đột hoặc khủng hoảng được chia sẻ trải nghiệm của mình. Đức đã triển khai các blogs được tăng cường bảo mật dành cho người dân sống trong các quốc gia có chế độ "chuyên chế". Như vậy, ngoại giao số vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thông Nhà nước rất nhiều, với mục tiêu tạo ra sự gần gũi giữa những nhà quyết sách về quan hệ quốc tế và người dân.

Trong cuộc chơi này, mặc dù tweet các nội dung mang tính bột phát, Tổng thống Trump đã thực sự mang lại sự đổi mới. Tài khoản Twitter của Trump hiện có 63 triệu người theo dõi, Barack Obama 106 triệu, E.Macron 4,1 triệu.

Chúng ta mới chỉ ở thời kỳ đầu của xu hướng sử dụng mạng xã hội để trình bày các quan điểm và thông tin ngoại giao. Nếu chúng tạo ra nhiều bất cập thì những người tham gia mạng xã hội sẽ phản ứng lại. Thông tin là thông tin, quyết sách là quyết sách. Nên xem nó là thư để tham khảo. các cơ quan chức năng sẽ làm việc một cách chính thức. Chẳng qua ông Trump muốn tạo ra một kênh cá nhân để tác động đến dư luận xã hội và cử tri Mỹ. Cử tri Mỹ sẽ có phán quyết cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020./.

(Theo báo nước ngoài)

Hoài Nam

NỔI BẬT TRANG CHỦ