Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/tháng, cô nhân viên văn phòng ở Sài Gòn vẫn sống ổn, còn để tiết kiệm 2 triệu mỗi tháng

(Tổ Quốc) - Mất việc đồng nghĩa với mất thu nhập, nhà lại đi thuê. Mỗi tháng cô nhân viên văn phòng này nhận được 4.8 triệu từ bảo hiểm thất nghiệp vậy nhưng cuộc sống của cô vẫn rất ổn.

Ngọc Lan là nhân viên hành chính văn phòng ở phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đi làm được 4 năm với mức lương 8 triệu một tháng. 

Tuy đây chỉ là mức thu nhập trung bình chung nhưng với cách chi tiêu hợp lý, cô gái độc thân này vẫn sắp xếp được cho mình một cuộc sống ổn định, không quá dư dả song đủ ăn tiêu và làm những điều mình muốn. Ngày làm việc, tối thảnh thơi dạo phố, cuối tuần đi mua sắm, xem phim cùng bạn bè.

Tuy nhiên không may cho Lan, do làm ăn thua lỗ, công ty Lan làm buộc phải cắt giảm nhân sự, Lan là 1 trong số rất nhiều nhân viên bị cho nghỉ việc.

"Vì đã được công ty báo trước một tháng nên khi nhận quyết định nghỉ việc mình không quá hụt hẫng hay hoang mang.

Bản thân còn trẻ, mình nghĩ cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, miễn bản thân luôn cố gắng nỗ lực. Có điều nghỉ việc đồng nghĩa với thu nhập không còn.

Quê mình xa, bố mẹ cũng không có điều kiện nên mình không muốn họ biết tình hình của con gái lại thêm lo lắng. Do vậy mình buộc phải nghĩ cách xoay xở duy trì cuộc sống".

Ngọc Lan chia sẻ, sau khi nhận quyết định nghỉ việc, theo tư vấn của bạn bè cô mang giấy tờ đi làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp của Lan đi làm được hơn 36 tháng sẽ được hưởng 5 tháng lương trợ cấp thất nghiệp với giá trị bằng 60% lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng liên tiếp gần nhất. May mắn, công ty Lan làm đóng bảo hiểm ở mức 8 triệu nên khoản trợ cấp thất nghiệp của Lan cũng không quá thấp. Lương đóng bảo hiểm của Lan là 8 triệu x 60% = 4.8 triệu/tháng.

Mức trợ cấp thất nghiệp

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Lan cho biết: "Mức lương trợ cấp thất nghiệp bằng một nửa lương đi làm nên mọi chi tiêu của mình đương nhiên phải co hẹp lại. Không thể tiêu thoải mái như ngày vẫn đi làm".

Với cách tính toán linh hoạt, cô nhân viên văn phòng này đã xoay xở rất khéo để bản thân thích nghi ngay với điều kiện khó khăn trước mắt. Giải pháp của Lan như sau:

Tìm người ghép chung phòng trọ: Từ 2 triệu xuống 700k

Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/ tháng, cô nhân viên văn phòng vẫn sống thảnh thơi giữa thành phố, còn để tiết kiệm online 2 triệu mỗi tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tiền nhà trọ vốn là 1 trong những chi phí nặng gánh nhất trong các khoản chi tiêu của Lan. Nên ngay sau khi nghỉ việc, Lan đã rủ 2 người bạn tới ở ghép phòng để giảm tải chi phí. Trước đây, mình cô ở 1 phòng với giá cho thuê 2 triệu thì giờ chi phí chia 3. Tiền nhà Lan chỉ còn phải đóng chưa đến 700 nghìn. Tính ra Lan đã tiết kiệm được hơn 1.3 triệu.

Ngày 3 bữa nấu ăn tại nhà: Từ 2 triệu giảm xuống 1 triệu

Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/ tháng, cô nhân viên văn phòng vẫn sống thảnh thơi giữa thành phố, còn để tiết kiệm online 2 triệu mỗi tháng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Nếu là trước đây, nổi hứng hoặc được bạn bè rủ Lan sẵn sàng "tắt bếp" để ra hàng ăn cùng các bạn. Giờ thì không, Lan tuyệt đối nói không với hàng quán. Hơn nữa có 2 người bạn tới ở cùng, góp tiền đi chợ, chi phí cho mỗi bữa cơm cũng rẻ hơn. Một tháng mỗi người đóng 1 triệu tiền ăn là đủ. Thi thoảng gọi điện về quê, Lan lại nhờ bố mẹ gửi gạo, rau dưa, cũng đỡ đi 1 phần chi phí.

Nói không với shopping mua sắm: Từ 500k giảm xuống 0k

Những cô gái độc thân luôn nghiện mua sắm, Lan không ngoại lệ. Tuy nhiên với hoàn cảnh hiện tại, biết mình buộc phải thắt chặt chi tiêu nên Lan đã nói không với shopping.

"Những ngày đi làm có lương, bình quân mỗi tháng mình sẽ đầu tư khoảng 500k đến 1 triệu mua váy áo thì lúc này mình 'lắc đầu' với thời trang. Như thế mình đã tiết kiệm được ít nhất 500k/tháng".

Mỹ phẩm, mặt nạ chăm sóc da: Từ 300k giảm xuống 100k

Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/ tháng, cô nhân viên văn phòng vẫn sống thảnh thơi giữa thành phố, còn để tiết kiệm online 2 triệu mỗi tháng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Dù đi làm hay không thì mình vẫn luôn giữ thói quen chăm sóc da mặt. Có điều, lúc trước vì không có thời gian, lại ngại nên mình toàn mua miếng đắp mặt có sẵn với giá từ 20k – 25k. Một tuần 3 lần đắp. Nhưng khi nghỉ việc, có thời gian ở nhà nhiều hơn, mình tự làm mặt nạ dưỡng da từ bột nghệ, mật ong, sữa chua, quả dưa leo. Toàn là những thứ có sẵn trong tủ. Vậy là 1 tháng mình cắt hẳn được 200k tiền đắp mặt nạ. Chỉ riêng nước hoa hồng là mình không biết làm, phải đi mua. Tính ra chi phí cho làm đẹp của mình giảm xuống chỉ còn khoảng 100k.

Xăng xe: Từ 300k xuống còn 100k

Chỗ trọ của Lan cách công ty cũ 7km, 1 tháng đi làm cô đổ hết 300k tiền xăng. Giờ nghỉ việc, hạn chế đi lại, 1 tháng cô chỉ đổ khoảng 100k.

Sinh nhật, cưới hỏi bạn bè: 1 triệu giảm xuống 500k

Nếu lúc trước có bạn mời đi sinh nhật, hay cưới hỏi mình không do dự lên đường đi ngay, kể cả xa cũng không ngại đi. Nhưng trong thời gian này, mình sẽ cân nhắc xem đám nào thật sự cần thiết mới đi, còn lại mình gửi phong bì để hạn chế tiền tàu xe đi lại.

Nghỉ việc vẫn giữ nguyên mức tích lũy dự phòng 2 triệu/tháng

Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/tháng, cô nhân viên văn phòng ở Sài Gòn vẫn sống ổn, còn để tiết kiệm 2 triệu mỗi tháng - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Lan chia sẻ rằng trừ ngày ra trường đi làm, dù mức lương nhận được bao thì khi chi tiêu cô vẫn căn ke để lại 1 khoản tiết kiệm dự phòng. Bởi mình cô sống trên thành phố, không có người thân ở bên, nhỡ lúc xảy ra chuyện, lại không xoay xở được. Vậy nên kể cả trong những ngày mất việc, với khoản tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi kia cô vẫn giữ lại 2 triệu tiết kiệm như ngày trước.

Hiện Lan đã tìm được cho mình công việc mới với mức lương cao hơn là 9 triệu 1 tháng. Tuy nhiên Lan cho hay, dù đi làm trở lại, thu nhập cao hơn nhưng cô sẽ vẫn duy trì việc chi tiêu như hiện tại, ở phòng ghép để giảm chi phí và tăng thêm khoản tích lũy dự phòng của bản thân.

Giang Nguyễn

Tin mới