• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Miền quê biển Thái Lan hồi sinh bất chấp du lịch khó khăn vì Covid-19

Thế giới 24/11/2020 07:51

(Tổ Quốc) - Khi biên giới Thái Lan đóng cửa trong 8 tháng qua thì nghề cá trở nên dễ dàng hơn với người dân một vùng biển Thái Lan – Chao Lay.

Giữa làn nước màu ngọc lam long lanh của vùng biển Andaman, anh Sanan tiếp tục hì hụi với nghề bắt cá nuôi gia đình. Thái Lan đã đóng cửa biên giới suốt 8 tháng qua, các tàu du lịch hiện bị mắc kẹt tại cầu cảng và việc đánh bắt cá đang trở nên dễ dàng hơn với người dân Chao Lay – vùng quê biển.

Miền quê biển Thái Lan hồi sinh bất chấp du lịch khó khăn vì Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

"Chúng tôi không còn phải lặn sâu dưới nước giống như trước nữa. Điều đó cũng giảm đi nguy hiểm", Sanan nói.

Tổ tiên của Sanan là những người dân du mục đến từ Indonesia cách đây gần 300 năm đã chọn vùng đất Rawao – một bãi biển phía nam Phuket từ rất lâu để sinh sống trước khi hòn đảo trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất đất nước.

Hơn 9 triệu du khách đến Phuket vào năm 2019 và du lịch đã có ảnh hưởng lớn với vùng đất này. Nghề cá đã bị thu hẹp vì dành chỗ cho phát triển du lịch. Nghề cá – vốn dĩ là ngành nghề truyền thống của người Chao Lay đã bị đảo lộn. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến mọi thứ thay đổi.

"Đại dịch đã mang lại cho chúng tôi một chút thư giãn", ông Alim – chú của Sanan nói.

Chính quyền địa phương cũng giảm cứng nhắc hơn với người dân địa phương và cho phép họ đi vào các khu bảo tồn biển được bảo vệ hoặc các đảo nhỏ thường dành cho du khách trước đó.

"Trước đây, chúng tôi thường bị bắt giữ hoặc tịch thu thuyền", anh Sanan nói.

Khó khăn của những người dân nơi đây cũng gia tăng khi giới bất động sản tiếp tục để mắt tới vùng đất này. Du lịch phải dừng lại vì dịch bệnh khiến kinh tế Phuket bị tê liệt. Hàng chục nghìn công nhân phải đi về nơi khác và các dự án xây dựng phải đình trệ.

Nhiều người dân Chao Lay thậm chí không biết đọc hay viết để hiểu rằng họ có thể đăng ký giấy tờ đất đai. Nhiều gia đình ngày nay không có quyền sở hữu hợp pháp với mảnh đất họ đang sống cho dù vẫn cố gắng chứng minh đã ở đó rất lâu trước khi các nhà đầu tư đến đây.

Narumon Arunotai, nhà nhân chủng học tại Đại học Chulalongkorn của Băng Cốc nói rằng chính phủ phải nắm bắt cơ hội trong dịch bệnh để định hướng phát triển cho Chao Lay.

"Dịch bệnh là cơ hội thay đổi suy nghĩ. Du lịch đại chúng ở Phuket thực sự là một thảm họa đối với người dân vùng biển. Tiếp đến là các vấn đề rủi ro khi giới bất động sản tập trung khai thác vùng đất này. Chính phủ gần đây có giao một khoảng diện tích đất rừng ngập mặn cho cộng đồng người Chao Lay tạm thời sinh sống và đánh cá. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài", bà Narumon Arunotai nói.

Việc duy trì văn hóa truyền miệng cũng đã được cam kết nhưng không có nhiều ảnh hưởng ngày nay. Người dân ở Rawai đang đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm bệnh tật và nghiện rượu.

"Họ cần phải có một hệ thống giáo dục tốt để bảo tồn văn hóa. Chính phủ cần phải tạo điều kiện cho người dân vùng biển có cơ hội sống với ngành nghề lâu đời của họ", Narumon nói.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ