Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi "đô con" nên không tiện mang đi muôn nơi

Minh Ty | 22-09-2020 - 21:17 PM

(Tổ Quốc) - Razer trình làng bộ đôi tai nghe BlackShark V2 với một chút khác biệt về trang bị. Thiết kế hầm hố đậm chất game thủ nhưng ấn tượng ban đầu về chất âm lại khá chỉn chu và đĩnh đạc.

BlackShark V2 là mẫu headphone dạng over-ear mới nhất của tên tuổi chuyên thiết bị gaming Razer. Với thiết kế trùm đầu nên kích thước từ vỏ hộp đến sản phẩm đều thuộc hạng "đô con" và phù hợp với việc sử dụng một chỗ hơn là mang vác đi muôn nơi.

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 1.

Vỏ hộp tương đối to bự của mẫu tai nghe trị giá 2,8 triệu đồng từ Razer

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 2.

Bên trong hộp, ngoại trừ phần giấy tờ thì phụ kiện đi kèm Razer BlackShark 2 khá gọn gàng với túi đựng, micro rời và card âm thanh dùng cổng USB-A

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 3.

Kích thước tai nghe over-ear luôn thuộc dạng to nhất nhưng khá tiếc khi Razer lại không có cơ cấu gấp gọn hai bên housing vào trong để tiện khi cần mang đi như một số sản phẩm khác hiện nay

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 4.

Mẫu tai nghe này có microphone dạng gắn rời. Tôi đánh giá cao điều này bởi nó giúp sản phẩm trông gọn gàng hơn khi không cần dùng chat voice

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 5.

Khi gắn microphone vào ta sẽ có một sản phẩm bề thế như này

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 6.

Housing bên trái có núm tăng giảm âm lượng và nút bật/tắt microphone khá tiện lợi. Nói về thiết kế housing, chất lượng nhựa nhám và tạo hình khá tròn trĩnh khiến ngoại hình của Razer BlackShark thiếu sự hầm hố như các sản phẩm đối thủ.

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 7.

Phần đệm tai và cả lớp lót ở headband đều dùng chung loại vải dệt hoa văn lục giác trông khá lạ mắt mà Razer gọi là FLOWKNIT MEMORY FOAM. Theo hãng thì chất liệu này cho khả năng thoáng khí và êm ái cho tai khi đeo lâu hơn so với chất liệu đệm mút giả da quen thuộc

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 8.

Bên trên headband được phủ một lớp giả da cùng các đường may ở phần viền và chữ Razer khắc chìm tạo thêm điểm nhấn cá tính cho sản phẩm

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 9.

Dây dẫn loại gắn liền được bọc vải và đầu 3,5mm dạng chữ L chống hiện tượng đứt gãy ngầm

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 10.

Điểm xịn nhất ở Razer BlackShark V2 chính là có card âm thanh (soundcard) đi kèm. Trang bị này không chỉ đóng vai trò xử lý âm thanh mà còn đem tới công nghệ "chính chủ" THX Spatial Audio dùng để giả lập âm thanh vòm 360 độ

Trải nghiệm nhanh mẫu tai nghe này, chất âm chính là điều tôi thích thú nhất. Có lẽ trang bị driver TriForce Titanium 50mm cùng sound card đi kèm đã đem tới sự hài hòa trong cách trình diễn ba dải tần âm thanh cho "cá mập đen".

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 11.

Lần đầu cắm soundcard đi kèm tai nghe vào máy tính, giao diện cài đặt ứng dụng Razer Synapse sẽ hiện lên

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 12.

Đây là nơi bạn có thể điều chỉnh, bật tắt nhiều tính năng hữu ích như công nghệ giả lập THX Spatial Audio, tăng bass, điều chỉnh equalizer, ...

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 13.

Với thiết lập mặc định, Razer BlackShark V2 cho chất âm tương đối cân bằng ở cả ba dải. Bass đánh mạnh, uy lực nhưng gọn, ít kéo đuôi trong khi phần âm trung và cao vẫn đủ đất diễn để bạn cảm nhận rõ lời ca sĩ hay các nhạc cụ khác

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 14.

Âm trường luôn là thế mạnh của tai nghe dạng over-ear và Razer BlackShark V2 đã tận dụng tương đối tốt thiết kế dạng này. Âm thanh trong các bản hòa âm Within Attraction của Yanni hay Symphony của Bandit thực sự có chiều sâu. Tất nhiên ở mức giá chưa tới 3 triệu đồng thì bạn không nên đặt kỳ vọng sẽ cảm được không gian 3D với chất âm tách bạch, long lanh như các mẫu headphone hướng tới audiophile

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 15.

Đối tượng chính "rinh" BlackShark V2 về nhà vẫn là các game thủ. Kết nối có dây không có độ trễ và không gian âm thanh vòm giả lập đem lại sự phấn khích trong các pha chiến đấu, đặc biệt là các tựa game esport hiện tại.

Mở hộp và trải nghiệm nhanh bộ đôi tai nghe Razer BlackShark V2 series: Có cả soundcard đi kèm, driver TriForce Titanium 50mm, dáng vẻ hơi đô con nên không tiện mang đi muôn nơi - Ảnh 16.

Nếu nói về điểm tôi chưa ưng lắm có lẽ vẫn là chính thiết kế over-ear, dù đã có lớp đệm thoáng khí nhưng đeo lâu bạn vẫn cảm nhận độ nóng và tù túng nhất định. Khả năng chống ồn thụ động của tai nghe ở mức chấp nhận được khi âm lượng môi trường chung quanh giảm xuống đôi phần

Bên cạnh BlackShark V2, Razer còn đưa ra thị trường mẫu "đàn em" BlackShark V2 X với một chút cắt giảm về trang bị. Ngoại hình tổng thể vẫn giống đàn anh nhưng phiên bản X nhìn còn kém sang, thiếu nổi bật khi logo Razer có màu đen, chìm vào phần housing. Không có soundcard đi kèm, dây bọc cao su, lớp đệm mút giả da, micro gắn liền và driver 50mm không làm bằng chất liệu titanium là những trang bị bị cắt giảm đáng chú ý khác. Bù lại bạn sẽ có sản phẩm "cộp mác" Razer giá dễ chịu hơn, ở mức 1,8 triệu đồng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM