• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ - Iran "căng như dây đàn": EU "tiến thoái lưỡng nan"

Thế giới 09/05/2019 10:02

(Tổ Quốc) - EU ngày càng khó khăn khi đứng giữa Mỹ và Iran.

Khi sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Iran ngày càng mở rộng về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 JCPOA, Liên minh châu Âu EU đang thấy mình bị mắc kẹt giữa họ và không dễ dàng hay nhanh chóng để đối phó với tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Tổng thống Trump đã rút khỏi JCPOA – văn bản mà EU và ba đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ - Anh, Đức và Pháp - tất cả tiếp tục ủng hộ. Washington cũng đã khôi phục trừng phạt nhằm phá vỡ xuất khẩu và thương mại dầu mỏ của Iran.

Theo Newyork Times NYT, người châu Âu đã cố gắng, nhưng không có nhiều thành công, để đưa ra cách bù đắp cho các lệnh trừng phạt của Mỹ và bảo vệ thương mại với Iran cũng như việc làm dịu lại Teheran và cứu vãn thỏa thuận giới hạn của chương trình hạt nhân Iran.

Nhưng vào thứ Tư, Tổng thống Hassan Rouhani cho biết Iran sẽ rút bớt một số cam kết đối với thỏa thuận này. Trong một bài phát biểu được hiệu chỉnh cẩn thận, ông nói Iran sẽ giữ lại uranium và nước nặng đã làm giàu của mình thay vì bán chúng cho các quốc gia khác trong khi điều này hiện đang bị giới hạn trong thỏa thuận hạt nhân.

Ông Rouhani cũng cảnh báo rằng Iran có thể khôi phục việc làm giàu uranium ở mức độ cao nếu các bên ký kết còn lại - Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga - không làm tốt, trong 60 ngày tới, về những lời hứa sẽ bảo vệ các lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng của Iran trước trừng phạt của Mỹ. Ông cũng gợi ý rằng Iran có thể làm ít hơn trong việc ngăn chặn người di cư và ma túy xâm nhập vào châu Âu.

Mỹ - Iran căng như dây đàn: EU tiến thoái lưỡng nan - Ảnh 1.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố về những ý định cứng rắn của nước này. (Nguồn: AP)

Chưa có nhiều phản hồi từ các nhà lãnh đạo châu Âu đối với tuyên bố của ông Rouhani vào thứ Tư, nhưng họ trước đó đã chỉ trích gay gắt các hành động của Mỹ.

EU phản ứng còn yếu ớt

Người châu Âu đã làm việc theo một cách hạn chế xung quanh các lệnh trừng phạt của Mỹ cho phép các công ty châu Âu thực hiện một loại giao dịch trao đổi với Iran mà không cần sử dụng đồng đô la hoặc các ngân hàng thông thường. Được thiết lập bởi Đức, Anh và Pháp, cơ chế, được gọi là Instex, hay Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại, đang trong giai đoạn đầu và dựa vào việc Iran thiết lập một hệ thống tương tự, mới chỉ diễn ra vào cuối tháng 4.

Nhưng cho đến nay, ngay cả Instex cũng chỉ được coi là một cách để kinh doanh các mặt hàng không nằm trong các lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm hàng hóa y tế, thực phẩm và viện trợ nhân đạo. Và không có dấu hiệu nào cho thấy các công ty châu Âu, nơi giao dịch với Hoa Kỳ nhiều hơn so với Iran, sẽ muốn sử dụng Instex và có nguy cơ bị Washington trừng phạt bằng cách nào đó.

"Instex chưa bao giờ được coi là có hiệu quả kinh tế", ông Pierre Vimont, cựu quan chức EU cho hay. "Nó luôn luôn được coi là một câu trả lời về mặt chính trị để nhấn mạnh cho Iran thấy rằng chúng tôi, cả Nga và Trung Quốc, vẫn cam kết với thỏa thuận hạt nhân".

Đồng thời, người châu Âu đang cố gắng đàm phán với cả Washington và Tehran về cách kiềm chế các hoạt động phi hạt nhân và chống Israel của Iran, như chương trình tên lửa đạn đạo và hỗ trợ cho khủng bố hay việc ủng hộ cho các thế lực khu vực như chính phủ Syria, Hezbollah và Hamas.

Ngoại trưởng Mike Pompeo bất ngờ hoãn cuộc họp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đức vào thứ ba để bay tới Iraq nhằm phản ứng với những gì ông nói là những mối nguy hiểm gia tăng nhưng không xác định đối với người Mỹ ở đó từ các lực lượng và đồng minh Iran. Nhưng một số người châu Âu đã tự hỏi tại sao ông không thể gặp Thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao Đức, bà Angela Merkel và ông Heiko Maas, trước khi đến Baghdad vài giờ trước khi tới London.

Colin Kahl, viết cho trang Chính sách đối ngoại, cho rằng Chính quyền Trump đang tìm kiếm sự đối đầu quân sự với Iran và thậm chí hướng tới xung đột. Ông Kahl, người từng là cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden, nhấn mạnh tuyên bố từ Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton rằng Washington sẽ triển khai một nhóm tấn công tàu sân bay cùng với một lực lượng đặc nhiệm ném bom đến Vịnh Ba Tư, "để gửi một thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn tới chế độ Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Hoa Kỳ hoặc vào những đồng minh của chúng tôi sẽ bị đáp trả với lực lượng không ngừng".

Hoa Kỳ, ông Bolton nói tiếp, không tìm kiếm chiến tranh với chế độ Iran, nhưng đã chuẩn bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công nào. Ông Kahl gọi đó là một sự gia tăng căng thẳng đối với Iran.

Trông chờ gì từ Nga, Trung, EU

Nga, ít phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng Mỹ và cũng chịu lệnh trừng phạt từ Washington, đã hứa sẽ tiếp tục giao dịch với Iran, cũng như Trung Quốc, vốn là người mua dầu chính của Iran. Nhưng không rõ giá trị của những giao dịch thương mại đó hay Trung Quốc sẽ muốn kiểm nghiệm Washington trong khi hai bên vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại nhạy cảm.

Cũng không rõ người châu Âu sẽ có thể bảo vệ hệ thống ngân hàng Iran hay giao dịch dầu mỏ của nước này như thế nào, đặc biệt là hiện tại, Washington, kể từ ngày 1/5, đã hủy bỏ các miễn trừ cho phép một số quốc gia mua dầu của Iran.

Động thái đó đã bị EU và các bộ trưởng ngoại giao Anh, Pháp và Đức chỉ trích mạnh mẽ trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, cũng lưu ý rằng Iran đã tiếp tục tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân.

Tại Paris, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Florence Parly, cho biết hôm thứ Tư rằng Pháp muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân nhưng cảnh báo Iran rằng họ có thể phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn nếu không tôn trọng một phần của thỏa thuận. Chính hôm nay, không có gì tồi tệ hơn việc Iran, từ bỏ thỏa thuận này, bà nói với BFM TV.

Ngoại trưởng Latvia, Edgars Rinkevics, cho biết trên Twitter rằng quyết định của Iran "sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh khu vực và toàn cầu", và là một bên ký kết thỏa thuận, "EU phải thảo luận về diễn biến này và phản ứng thỏa đáng".

Mặc dù không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, vấn đề Iran có thể sẽ được thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu hôm nay tại Sibiu, Romania- phiên họp về tương lai của Liên minh.

Nhưng người châu Âu cũng bị chia rẽ, với một số quốc gia không sẵn lòng phản đối Tổng thống Trump về một vấn đề "mà đang là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ", ông Vimont nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ