• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ kiên quyết ngăn Trung - Nga trong không gian

Thế giới 18/06/2020 16:53

(Tổ Quốc) - Hoa Kỳ muốn ngăn chặn Trung Quốc và Nga giành được thế kiểm soát trong không gian và họ sẽ tìm đến các đồng minh để được giúp đỡ.

Đây là nội dung trong "Chiến lược không gian quốc phòng" mới được Lầu Năm Góc công bố hôm thứ Tư.

Tài liệu chiến lược này là lần đầu tiên được đưa ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thành lập nhánh Lực lượng Không gian mới trong quân đội nước này vào tháng 12 năm ngoái.

Mỹ kiên quyết ngăn Trung - Nga trong không gian - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đã mở ra một mặt trận mới cạnh tranh với quân sự Nga, Trung trong không gian. Ảnh: AFP.

"Trung Quốc và Nga đang đặt ra mối đe dọa chiến lược lớn nhất do sự phát triển, thử nghiệm và triển khai năng lực đối phó trên không gian của họ", văn bản của Mỹ cho hay.

"Trung Quốc và Nga mỗi nước đang vũ khí hóa không gian như một phương tiện để giảm hiệu quả quân sự của Mỹ và đồng minh cũng như thách thức quyền tự do hoạt động của chúng ta trong không gian."

Chiến lược này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ nỗ lực duy trì ưu thế trong không gian, đặc biệt là bảo vệ các vệ tinh GPS mà quân đội cũng như các lực lượng khẩn cấp, vận tải và thậm chí cả dịch vụ tài chính sử dụng tới.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ đô la vào không gian và đặt nhiều vệ tinh lên quỹ đạo. Năm 2007, Bắc Kinh cũng đã thành công tiến hành thử nghiệm tấn công vào vệ tinh cũ trên không gian bằng tên lửa đất đối không, theo Lầu Năm Góc.

Nga cũng có kế hoạch phóng thử tên lửa hạng nặng Angara vào cuối năm nay và đang thúc đẩy sự phát triển của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Sarmat.

Năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Sarmat là một trong những vũ khí tối tân mới của Nga có thể khiến các hệ thống phòng thủ của NATO trở nên lỗi thời.

Hoa Kỳ, nước đang hồi sinh chương trình thám hiểm không gian của mình, gần đây đã thực hiện chuyến bay bằng tàu vũ trụ đầu tiên trong gần một thập kỷ, đưa hai phi hành gia đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS trong một phi thuyền do tư nhân chế tạo.

Tài liệu chiến lược lần này cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ "thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ