• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Mỹ muốn gì ở Syria”: Nga hỏi Mỹ có trả lời?

Thế giới 12/07/2018 15:05

(Tổ Quốc) - Nga luôn tự đặt  ra câu hỏi về chiến lược của Mỹ tại Syria sau hàng loạt các nghi ngờ về mục đích thực sự của Washington tại khu vực này.

Mỹ muốn gì ở Syria?

Moscow có thể cho rằng, Mỹ luôn mâu thuẫn với các lý do và mục đích thực sự tại vùng đất này.

Mỹ vẫn tiếp tục ở lại Syria?

Theo Newsweek, mặc dù Nga và Mỹ đều bày tỏ mong muốn mở rộng cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, nhưng cả hai đều có sự liên quan khác nhau trong quá trình hợp ác với các lực lượng khác nhau và thu được các kết quả khác nhau trong nội chiến kéo dài 7 năm của đất nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng, Mỹ không hề có nhiệm vụ pháp lý tại Syria và liên tục thay đổi các lời nói của mình trong nhiều năm qua để biện minh cho sự hiện diện kéo dài tại khu vực.

“Theo những gì thường được nghe trong tuyên bố của truyền thông của Mỹ. Các đại diện Quốc hội và các chuyên gia của chính quyền Mỹ đều cho rằng, chiến lược của Mỹ tại Syria, Washington không thể nắm bắt được bản chất của nó”, ông Shoigu cho biết trong một phỏng vấn trên tờ báo Il Giornale.

“Trong  những năm gần đây, các lập luận về sự hiện diện bất hợp pháp của Mỹ không chỉ đi  theo luật quốc tế mà còn là chính luật Mỹ về các liên quan của Washington tại Syria”, ông Shoigu nói thêm.

Mỹ lần đầu tiên bước vào xung đột nhằm ủng hộ lực lượng nổi dậy đang cố lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau một cuộc nổi dậy vào năm 2011 dưới sự hậu thuẫn của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh Ả rập.

Vào năm 2013, Mỹ đã hỗ trợ liên minh người Kurd được biết đến là lực lượng dân chủ Syria nhằm đối phó với lực lượng khủng bố IS.

Ông Shoigu cho biết, vào thời điểm Mỹ dẫn đầu các hành động quân sự tại Syria trong năm 2014, Washington nằm trong một phần sứ mệnh liên minh nhằm đối phó với lực lượng IS và sau đó là mở rộng cuộc càn quét nhằm ngăn chặn sự hồi sinh của khủng bố. Sau khi Nga bắt đầu can thiệp vào năm 2014 nhằm hỗ trợ quân đội Syria và phiến quân do Iran hậu thuẫn từ thỉnh cầu của chính quyền Assad thì chiến dịch thân chính phủ Syria đã bắt đầu chiếm lại các khu vực của đất nước từ tay lực lượng nổi dậy và khủng bố. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho rằng, Mỹ đã liên tục bày tỏ các lo lắng về sự ảnh hưởng của Iran.

Câu trả lời tại Thượng đỉnh Mỹ-Nga?

Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng liên tục đổ lỗi cho Nga, Syria và Iran giống như các tội phạm chiến tranh khi các nước này thực hiện chiến dịch phục hồi lại quyền kiểm soát của ông Assad đối với toàn bộ Syria.

Cả ba nước liên tục kêu gọi Mỹ rút khỏi Syria với cáo buộc rằng chính Washington đang khiến cho tình hình trở nên bất ổn khi nước này hỗ trợ lực lượng nổi dậy và khủng bố IS. Ông Shoigu tuyên bố rằng, Mỹ cũng cản trở sự phát triển của Syria khi bỏ qua việc hỗ trợ tái thiết Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng  Nga Shoigu  khẳng định, các nỗ lực của Washington tại Syria cũng giống như hành động can thiệp của Mỹ ở các quốc gia khác. Mỹ liên tục vi phạm luật pháp quốc tế khi can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đạt được các lợi ích của họ.

“Việc Mỹ thực hiện các cuộc đánh bom vào các căn cứ của chính phủ Syria với lý do đáp trả các cáo buộc về vũ khí hóa học vào tháng 4/2017 và gần một năm sau đó vào 2018. Cả hai cuộc tấn công đều do sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Điều đó rất khó để Mỹ thoát khỏi nghi ngờ rằng, mục tiêu chính của Mỹ nhằm ngăn cản nỗ lực bình ổn Syria, kéo dài thêm xung đột và làm suy yếu tình toàn vẹn lãnh thổ của Syria, tạo ra các vùng ngoài tầm kiểm soát ở biên giới đất nước”, ông Shoigu cho biết trên một tờ báo Italy.

Trong khi khoảng ¼ đất nước Syria vẫn còn trong lực lượng dân chủ Syria, chính quyền Syri đã có thể kiểm soát để đảm bảo phần lớn những gì còn lại và chỉ một phần nhỏ dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy và khủng bố IS. Cả lực lượng dân chủ Syria và quân đội Syria đều đang đánh bại những lực lượng khủng bố IS cuối cùng. Trong khi đó, quân đội Syria cũng đã phát động chiến dịch lấy lại phía Tây Nam do lực lượng nổi dậy chiếm đóng.

Mặc dù chương trình nghị sự của cuộc gặp Thượng đỉnh chưa được công bố, nhưng giới quan sát cho rằng cuộc xung đột tại Syria sẽ được đưa lên bàn đàm phán. Mỹ và Nga trong thế trận Syria là một trong số các chủ đề chính mà Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ thảo luận tại thượng đỉnh ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Cả hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ trước đó đã có nhiều thảo luận về vấn đề Syria. Tuy nhiên, vấn đề Syria vẫn được bỏ ngỏ khi quan hệ hai nước liên tục đi xuống trong thời gian gần đây.

Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 1/7 cho biết, một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ là việc Mỹ đề nghị Nga giúp đỡ để chấm dứt sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ