• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ thất bại lệnh cấm vận vũ khí với Iran: Nga bất ngờ mở thượng đỉnh níu kéo ràng buộc

Thế giới 15/08/2020 15:16

(Tổ Quốc) - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thông qua đề xuất của Mỹ về gia hạn lệnh cấm bán vũ khí áp dụng với Iran.

Hãng Reuters cho rằng, Mỹ đã không thành trong nỗ lực gia hạn cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất một thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo thế giới nhằm tránh xung đột trước thách thức của Mỹ kích hoạt trở lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối phó với Tehran.

Mỹ thất bại lệnh cấm vấn vũ khí với Iran: Nga bất ngờ mở thượng đỉnh níu kéo ràng buộc - Ảnh 1.

Tổng thống Putin

Mỹ và Iran trong thời gian qua liên tục căng thẳng leo thang kể từ sau khi Washington quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Mỹ áp các trừng phạt đối phó nhằm kiềm chế hoạt động hạt nhân của Tehran. Việc quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của Iran. Chính điều này đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Iran.

"Iran sẽ không bao giờ ngồi vào đàm phán với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng leo thang", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói vào ngày 16/2 trên Reuters đồng thời nhấn mạnh sự giúp đỡ của Tehran là cần thiết trong việc thiết lập an ninh tại Trung Đông.

Trong cuộc bỏ phiếu Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc, Nga và Trung Quốc đã phản đối với gia hạn lệnh cấm vũ khí, dự kiến sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các siêu cường thế giới. 11 thành viên bỏ phiếu trắng, bao gồm Pháp, Đức và Anh trong khi Washington và Cộng hòa Dominica là hai quốc gia có phiếu thuận.

"Sự thất bại của Hội đồng bảo an đối với việc không hành động quyết đoán trong nỗ lực bảo vệ an ninh và hòa bình quốc tế là điều thấy rõ", Ngoại trưởng mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố.

Theo hãng tin, giờ đây Mỹ sẽ tiếp tục kích hoạt trở lại tất cả các trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran bằng việc sử dụng một điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân cho dù Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này trong năm 2018. Giới ngoại giao cho rằng Mỹ có thể làm điều này sớm nhất là trong tuần tới nhưng sẽ phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn và phức tạp.

"Trong những ngày tới, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa là sẽ không ngừng việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – ông Kelly Craft cho biết trong một tuyên bố.

Giới ngoại giao cũng nói rằng, những động thái như vậy sẽ khiến cho thỏa thuận hạt nhân vốn dĩ đã "mong manh" rơi vào rủi ro bởi vì Iran đã mất đi động lực chính để hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình. Trong thời gian dài, các cáo buộc nói rằng, Iran đã vi phạm một số điều của thỏa thuận hạt nhân được xem là phản ứng đối phó với việc Mỹ về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và các lệnh trừng phạt đơn phương.

Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc - Majid Takht Ravanchi cảnh báo Mỹ không nên cố gắng kích hoạt trở lại các lệnh trừng phạt trở lại và sẽ phải chịu trách nhiệm trước các động thái.

" Cho dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt bất kỳ trừng phạt hay hạn chế nào đối với Iran đều sẽ bị nước này đáp trả lại và các lựa chọn của chúng tôi không hề bị giới hạn. Mỹ và bất kỳ tổ chức nào có thể hỗ trợ hoặc chấp nhận hành vi bất hợp pháp của mình sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm", ông nói trong một tuyên bố.

Vấn đề khẩn cấp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 14/8 đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Mỹ và các thành viên còn lại liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, bao gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức và Iran nhằm tránh xung đột và leo thang thêm căng thẳng tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Iran.

"Vấn đề là khẩn cấp", Tổng thống Vladimir Putin nói trong một tuyên bố, đồng thời nói rằng giải pháp thay thế chỉ làm thêm "leo thang căng thẳng và gia tăng rủi ro xung đột – kịch bản như vậy cần phải tránh".

Khi được hỏi liệu ông có tham gia hay không, ông Trump đã nói trong báo chí rằng: "Tôi đã nghe thấy một vài điều nhưng tôi chưa từng nói về nó".

"Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ sẵn sàng tham gia thượng đỉnh trực tuyến", cung điện Elysee lên tiếng.

Mỹ đã lập luận rằng Washington có thể kích hoạt biện pháp trừng phạt nhanh chóng bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về thỏa thuận hạt nhân đặt tên Washington là bên tham gia. Tuy nhiên, các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân đã phản đối điều này.

Tổng thống Putin cho biết, Nga – đồng minh của Iran trong cuộc nội chiến Syria vẫn duy trì cam kết với thỏa thuận hạt nhân và rằng mục tiêu của thượng đỉnh sẽ sẽ là vạch ra các bước nhằm tránh "đối đầu và leo thang căng thẳng tình hình trong Hội đồng Bảo an".

Tổng thống Trump nói rằng, ông muốn đàm phán một thỏa thuận mới với Iran có thể ngăn cản nước này phát triển vũ khí hạt nhân và cũng kiểm soát được các hoạt động trong khu vực và những nơi khác. Tổng thống Trump đã từ bỏ một loạt các thỏa thuận quốc tế, trong đó có thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và ông cho rằng đây là thỏa thuận tồi tệ nhất trên thế giới.

Giới ngoại giao cũng nói rằng, một số quốc gia lên tiếng rằng Mỹ không thể kích hoạt trở lại các lệnh trừng phạt về mặt pháp lý và vì vậy, đơn giản là sẽ không áp dụng lại các biện pháp trừng phạt với Iran.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ