Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài luôn hướng về đất nước và cố gắng đề gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc.

Năm 2018: Kiều bào có nhiều đóng góp cho văn hóa, thể thao và du lịch nước nhà


(Tổ Quốc) - Cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài luôn hướng về đất nước và cố gắng để gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc.

Trả lời phỏng vấn Báo Tổ Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị đánh giá, trong năm qua, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Năm 2018: Kiều bào có nhiều đóng góp cho văn hóa, thể thao và du lịch nước nhà - Ảnh 1.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị

Nhiều ý tưởng và đề xuất thiết thực

Theo ông Lương Thanh Nghị, một điểm rất khác biệt trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong năm 2018 so với các năm trước là xu hướng bà con ngày càng hướng về cội nguồn, quê hương, đồng thời mong muốn được đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời gian qua, Ủy ban đã phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị, diễn đàn trực tiếp nhắm vào đối tượng trí thức, nhà khoa học trẻ của Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Điều này đã tạo ra cơ hội để các kiều bào trí thức, đặc biệt là giới trẻ đưa ra các đề xuất, ý tưởng và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nước nhà. Điểm đáng mừng là bên cạnh những đề xuất về kinh tế, khoa học công nghệ, cũng có không ít những ý tưởng phù hợp với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Phó Chủ nhiệm Lương Thanh Nghị

Trong năm qua, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Phó Chủ nhiệm Lương Thanh Nghị chia sẻ một ví dụ đó là trong những ngày cuối năm 2018 vừa qua, hội nghị kết nối kiều bào với địa phương tại Nghệ An thu hút sự tham gia của hàng trăm đại biểu kiều bào đại diện cho các doanh nhân, trí thức từ nước ngoài. Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều đóng góp cụ thể về tiềm năng, cũng như làm thế nào để khai thác tiềm năng của địa phương về kinh tế, văn hóa, du lịch… Các ý tưởng đáng chú ý như đề xuất về phát triển du lịch sinh thái của kiều bào ở Canada hay kêu gọi của kiều bào Nga về bảo tồn văn hóa vùng miền – cụ thể là khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh, bao gồm ví dặm, di tích lịch sử và làm sao để biến các giá trị văn hóa này phục vụ cho sự phát triển bền vững của địa phương…

Một lòng bảo tồn và quảng bá văn hóa dân tộc

Bên cạnh hy vọng được nhìn thấy quê hương giàu đẹp hơn, cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đang ngày đêm gìn giữ, bảo tồn cũng như quảng bá văn hóa dân tộc.

"Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là do tự thân cộng đồng; tuy nhiên, bà con đã làm rất tốt", ông Lương Thanh Nghị nhận xét.

Không ít những câu chuyện "ấm lòng" nơi xứ người như dàn hợp ca toàn du học sinh và Việt kiều giữa thủ đô Paris; những câu lạc bộ nhạc cụ truyền thống trên nước Pháp mà thành viên là những con em Việt kiều, thậm chí chưa nói sõi Tiếng Việt; hay lớp học mầm non tại CH Czech với các bé nhi đồng líu lo hát những giai điệu dân ca Việt Nam…

Phó Chủ nhiệm Lương Thanh Nghị

Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là do tự thân cộng đồng; tuy nhiên, bà con đã làm rất tốt.

Cộng đồng NVNONN hiện có khoảng 4,5 triệu người, có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó 80% sinh sống ở các nước phát triển. Đây được coi là nguồn lực quan trọng, có tiềm lực lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như tri thức. Trong những năm gần đây, một trong những trọng tâm công tác NVNONN chính là hướng tới đối tượng kiều bào trẻ; ở đó, việc dạy và học Tiếng Việt cho con em kiều bào đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

kieubao
kieubao
kieubao2
kieubao2
kieubao3
kieubao3

Nhiều lớp học dạy Tiếng Việt cho con em kiều bào thế hệ thứ 2 và thứ 3 đã liên tục được mở ra tại nhiều địa điểm trên khắp thế giới, góp phần giúp gìn giữ ngôn ngữ và bản sắc dân tộc Việt (từ trái sang phải: lớp dạy Tiếng Việt tại Hà Lan, Đức và Lào)

Năm 2018, Ủy ban, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy Tiếng Việt cho giáo viên kiều bào; hỗ trợ tài liệu giảng dạy cho các địa bàn, đặc biệt là các địa bàn khó khăn như Campuchia, Lào… Trước làn sóng dạy và học Tiếng Việt đang lan tỏa ngày một rộng trên khắp thế giới, những hoạt động này không chỉ có ý nghĩa thiết thực với bà con kiều bào, mà quan trọng hơn, nó còn thể hiện ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc của cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

Năm qua cũng chứng kiến nhiều tấm gương kiều bào cống hiến cho lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch – công khai hoặc thầm lặng. Rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài luôn hết lòng tạo điều kiện cho các đồng nghiệp và sinh viên Việt Nam được tiếp cận các nguồn tư liệu quý hiếm, tham gia các dự án chất lượng cao; các họa sỹ - nghệ sỹ thành danh quốc tế nhưng vẫn thường xuyên trở về "khuấy động" tình hình văn hóa, nghệ thuật trong nước, tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu; và không thể không kể đến những vận động viên thể thao gốc Việt đã chọn quay trở lại quê hương để thi đấu và cống hiến…

undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined

Trong năm 201, kiều bào đã có nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao vào du lịch (từ trái qua phải, trên xuống dưới: đạo diễn Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức Minh, ca sỹ opera từ Hungary Ninh Đức Hoàng Long, nghệ sỹ đàn dân tộc Việt kiều Mỹ Vanessa Võ, thủ thành sinh tại Nga Đặng Văn Lâm, nghệ sỹ đàn bầu từ Canada Phạm Đức Thành, hợp xướng tại Paris Hợp ca Quê hương)

Phó Chủ nhiệm Lương Thanh Nghị chia sẻ thêm, hàng năm Ủy ban, Bộ Ngoại giao đều cố gắng tạo cơ hội để kiều bào được thể hiện tài năng của mình - như trong dịp lễ Quốc khánh, Tết Nguyên đán…, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường tổ chức tiệc mừng và chương trình văn nghệ có sự tham gia dàn dựng và biểu diễn của bà con Việt kiều.

Đặc biệt, chương trình giao lưu nghệ thuật trong khuôn khổ sự kiện Xuân Quê hương tổ chức ngay trước thềm Tết Nguyên đán mỗi năm, phần lớn là các tiết mục do những kiều bào nổi bật đã thành danh ở nước ngoài tham gia. Như trong chương trình Xuân Quê hương năm 2019, nghệ sỹ Phạm Đức Thành, người đưa cây đàn bầu Việt Nam sang Canada, đã có màn song tấu ấn tượng với nghệ sỹ kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn; hay nghệ sỹ Việt kiều Rumani Đinh Hoài Xuân biểu diễn giai điệu dân ca quen thuộc Lý Ngựa Ô trên cây đàn cello.

"Đó là các minh chứng cho việc kiều bào đang không ngừng nỗ lực để giới thiệu bản sắc Việt ra quốc tế", ông Lương Thanh Nghị kết luận.

Lan Phương