• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Năm 2019: "siêu phẩm" Nga ra mắt giữa làn sóng các nước đầu tư mạnh cho năng lực tàu ngầm chiến đấu

Thế giới 31/12/2019 15:32

(Tổ Quốc) - Trang Forbes nhận xét, tình hình phát triển tàu ngầm quân sự thế giới đã có những bước tăng tốc đáng chú ý trong năm 2019.

Một trong những cái tên được nhắc tới nhiều nhất chính là Belgorod – siêu tàu ngầm mới của Nga vừa chính thức ra mắt vào ngày 24/4 tại Severodvinsk. Ý nghĩa của Belgorod không chỉ ở kích cỡ to lớn (chỉ đứng sau các tàu ngầm thuộc lớp Typhoon) mà quan trọng hơn, nó còn là tàu ngầm đầu tiên mang theo siêu vũ khí bí ẩn của Nga – ngư lôi năng lượng hạt nhân xuyên lục địa Poseidon. Còn được gọi là "siêu ngư lôi", Poseidon lớn hơn các ngư lôi thông thường từ 20 – 30 lần và lớn hơn 2 lần so với một tên lửa đạn đạo. Poseidon được trang bị đầu đạn hạt nhân 2 megaton và có thể nhắm vào các thành phố ven biển như New York hoặc San Francisco. Và với khả năng lặn sâu và tầm di chuyển không giới hạn, việc đánh chặn Poseidon có thể là một thách thức lớn cho bất kỳ hệ thống phòng thủ nào.

Năm 2019: "siêu phẩm" Nga ra mắt giữa làn sóng các nước đầu tư mạnh cho năng lực tàu ngầm chiến đấu - Ảnh 1.

Tàu ngầm Belgorod là một trong những tàu ngầm dài nhất thế giới (ảnh: Youtube)

Tuy nhiên, Belgorod còn có một điểm đáng chú ý khác. Ngoài các ngư lôi Poseidon, Belgorod có thể hoạt động như một tàu ngầm "mẹ" cho các tàu ngầm nhỏ bí mật hoạt động ở độ sâu lớn hơn. Những tàu ngầm này có khả năng tấn công các đường cáp viễn thông như cáp Internet nằm sâu dưới bề mặt đáy biển.

Nga không phải là quốc gia duy nhất đầu tư mạnh vào tàu ngầm trong năm qua. Hồi tháng Hai, Hải quân Mỹ đã trao cho Boeing gói thầu đầu tiên trong dự án chế tạo thiết bị dưới nước không người lái siêu lớn XLUUV. Orca XLUUV là một tàu ngầm có kích cỡ như tàu thông thường nhưng khác biệt lớn nhất là nó không có thủy thủ đoàn. Đây gần như chắc chắn là một trong những thiết kế tàu ngầm có ý nghĩa nhất trong lịch sử trừ khi có một quốc gia nào đánh bại Mỹ trong việc làm ra một tàu ngầm tương tự.

Tại Nhật Bản, tàu ngầm lớp Soryi thứ hai được trang bị pin lithium-ion đã ra mắt hồi tháng 11. Pin lithium-ion giúp gia tăng độ sâu của tàu ngầm. Trước đó, các tàu ngầm gặp khó khăn trong việc sử dụng loại pin mới do những lo ngại về an toàn. Vì vậy, dự án của Nhật Bản được coi là một thành công có thể dẫn tới cuộc cách mạng trong công nghệ tàu ngầm không chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Ở những phần khác của thế giới, Pháp đã đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Suffren đầu tiên hồi tháng 7. Myanmar cũng nhận được chiếc tàu ngầm đầu tiên trong năm 2019. Đây là một chiếc tàu lớp Kilo từng thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ và được kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử tàu ngầm Myanmar. Nhìn rộng hơn, nó là một phần trong một xu thế đang diễn ra trên toàn cầu khi các nền hải quân nhỏ bắt đầu đầu tư xây dựng năng lực tàu ngầm của mình.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ