Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới "búng tay" cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không "max nhàn"

Hạ San | 27-10-2020 - 10:18 AM

(Tổ Quốc) - Mỗi nhân vật trong Tây Du Ký đều có một giá trị truyền tải riêng. Đối với Bát Giới, bắt buộc phải "lười" và "ngốc" thì mới đạt yêu cầu.

Có một điều ít ai để ý tới trong Tây Du Ký, ấy chính là không tính đến vai vế huynh đệ khi phò tá Đường Tăng thì các thành viên trong nhóm phò tá Đường Tăng đều có quan phẩm thiên đình thấp hơn Bát Giới. Cụ thể, Ngộ Không là quan chăn ngựa, Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng, Bạch Long là Tam thái tử của Tây Hải Long Cung thì Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái – người thống lĩnh hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Đây là vị trí tối cao trong quân đội nhà trời.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 1.

Một người giữ chức vị như thế, xét về khả năng thực chiến, kinh nghiệm chiến đấu và pháp lực thì không thể nào tầm thường. Tuy nhiên sau khi bì đày xuống kiếp lợn, dù pháp lực được giữ nguyên nhưng lại khiến người xem có cảm giác... vô dụng, thậm chí đôi lần còn có những pha "bóp" đồng đội không thể nào thốn hơn. Điểm đặc trưng của Trư Bát Giới chính là mỗi khi sư phụ bị yêu quái bắt cóc, thay vì nghĩ cách thì hắn luôn nói duy nhất một câu: "Chúng ta chia hành lý thôi!".

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 2.

Điều này khiến người xem mặc định cho rằng Trư Bát Giới tài năng kém cỏi hơn Tôn Ngộ Không, chẳng biết pháp thuật, tư duy ngốc nghếch lại còn sợ chết. Nói thật, Thiên Bồng Nguyên Soái lăn xả trong những trận chiến sinh tử mà lại sợ những con yêu quái "quèn" ấy?

Lời căn dặn của Quan Thế Âm và đức tu của Bát Giới

Đúng là trời không cho ai tất cả bao giờ. Dù giỏi giang nhưng vì tính cách cao ngạo, không xem ai ra gì cộng thêm tửu sắc, Bát Giới mới mạo phạm Hằng Nga và bị đày xuống hạ giới. Khi đầu thai kiếp lợn, Quán Thế Âm đặt tên là Ngộ Năng (hiểu rõ khả năng của mình) để nhắc nhở việc Bát Giới quá cao ngạo mà phạm lỗi.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 3.

Suốt hành trình thỉnh kinh, Bát Giới đã lui về sau cánh gà, nhường lại spotlight cho sư huynh Tôn Ngộ Không, có lẽ một phần cũng là vì bài học trong quá khứ, không muốn bộc phát tính cao ngạo, tố chất làm "lead" của mình để gây thêm những sai lầm.

36 phép Thiên Canh, số thì ít nhưng năng lực toàn "hàng khủng"

72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không thường mang tính chất bổ trợ, như việc cho phép lên Thiên Đình, xuống Địa Phủ, không cần hít thở vẫn sống chứ các phép có tác động lớn đến người khác thì rất ít. Ngược lại, 36 phép của Trư Bát Giới lại giỏi về trí lực, gây lũng đoạn tinh thần người đối diện, tự hoại từ bên trong. Số lượng ít hơn, nhưng nếu so riêng với 72 phép Địa Sát của Tôn Ngộ Không thì quả vẫn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, thậm chí một số phép thuật "bá đạo" còn làm điên đảo trời đất, cải tử hoàn sinh.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 4.

Trong lần chạm trán với Tông Ngộ Không, Trư Bát Giới đã dùng phép Oát Toàn Tạo Hóa để tạo ra thế giới ảo, như trong cõi mộng mà không ai biết mình đang lạc trong đó. Tôn Ngộ Không cũng đã phải điêu đứng trong cõi mộng này.

Bát Giới có khả năng cứu hồn người chết, làm mọi vật hóa đá chỉ bằng cái búng tay, đảo lộn ngũ hành, dự đoán tương lai, hoán đổi vạn vật trong vũ trụ cho nhau - từ Thần thánh, con người cho đến các loài thú vật hay quỷ quái, yêu ma. Thậm chí các phép còn lại cũng rất kinh khủng, như đoạt hồn, hiệu triệu thiên binh vạn tướng, đại náo thủy cung... tất cả đều có thể thi triển một cách rất nhẹ nhàng và dễ dàng. Quá tiếc khi trong Tây Du Ký 1986, Trư Bát Giới chưa từng thi triển những phép này cho người xem, trong khi Tôn Ngộ Không lại có quá nhiều đất diễn.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 5.

Rõ ràng là nếu xét riêng các phép thần thông với nhau, bỗng thấy các phép của Trư Bát Giới "dị" và "khó tin" hơn rất nhiều. Nhiều người nhận định, 72 phép Địa Sát của Ngộ Không kiểu như là một thủ thuật bình thường mà thôi, còn 36 phép Thiên Cang của lão Trư ảnh hưởng tới cả trời đất, ngũ hành, tiên - yêu - ma đều không thoát được. Tuy nhiên nhiều người cho rằng phép thần thông bá đạo đến đâu còn phải xem người thi triển nó, phải chăng tư chất của Trư Bát Giới khi bị đày kiếp lợn không còn đủ nên khó có thể vận dụng?

Vai trò của Trư Bát Giới trong hành trình thỉnh kinh, bắt buộc phải "lười" và "ngốc" thì mới... đạt yêu cầu

Khi sáng tạo ra chân dung 4 thầy trò Đường Tăng, Ngô Thừa Ân đã khéo léo lồng ghép vào đó hình ảnh tâm thức một con người, tượng trưng cho bốn thuộc tính của tâm hồn. Đường Tăng đại diện cho đức tính vị tha, Ngộ Không là sức mạnh và trí tuệ, Sa Tăng là nhẫn nại, còn Bát Giới là hiện thân của dục vọng. Tất cả tạo nên chỉnh thể của một con người đủ phần Con - phần Người, phần bản năng - phần đạo đức.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 6.

Nhiều người nghĩ rằng Trư Bát Giới hèn nhát, tuy nhiên cũng có thể gọi đó là "biết mình biết ta", lường trước được hậu quả, tránh được những sai lầm không đáng tiếc. Còn nhớ kiếp nạn ở Hỏa Diệm Sơn, Tôn Ngộ Không mới thực là người thiếu thực tế, ham đánh nhau, ham danh hão, ỷ là anh em với Ngưu Ma Vương mà chủ quan với tiểu yêu Hồng Hài Nhi. Trong khi đó, Trư Bát Giới thực tế hơn nói rằng: "Ba năm chẳng tới sân, dầu quen cũng xa lạ, huống chi chuyện kết nghĩa cách 5, 6 trăm năm chẳng hề có thăm viếng mà nó chịu nhìn hay sao?". Hơn nữa, Trư Bát Giới biết rõ ngọn ngành về ngọn lửa Tam Muội nên mới chạy, còn Tôn Ngộ Không bị lửa suýt làm hỏng con mắt.

Nếu có thêm đất diễn, Bát Giới búng tay cái là yêu quái hóa đá hết, Ngộ Không max nhàn - Ảnh 7.

Bát Giới sợ chết vì biết địch biết ta

Nếu Bát Giới cũng giữ nguyên phong thái vương giả, Thiên Bồng Nguyên Soái, mang tài năng và địa vị trước kia để cư xử thì thử hỏi ai sẽ là nhân vật chính trong chuyến hành trình này? Có người nóng giận phải có người kiềm chế, có người bồng bột phải có người biết "sợ" mà suy tính trước sau... nói cách khác, tính cách của Bát Giới được xây dựng trong Tây Du Ký luôn có giá trị riêng của nó. Đó cũng là lý do vì sao mà Trư Bát Giới sẽ mạnh và bá đạo, nhưng là ở các bộ phim riêng dành cho gã cơ.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM