• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga "bóc tách" mục tiêu thực sự của loạt cơ quan chiến tranh mạng NATO tại Balkan

Thế giới 15/03/2019 13:00

(Tổ Quốc) - Quan chức Nga nói về tác động của một số hạ tầng cơ sở thuộc NATO tại Balkan, tới quân đội nước này.

Trong một bài phỏng vấn mới đây với tờ báo chính thức của quân đội Nga Krasnaya Zvezda, Thứ trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia nước này Mikhail Popov cho biết, các cơ sở phục vụ cho chiến tranh mạng của NATO thiết lập tại khu vực Baltic, đang hướng tới việc tấn công và vô hiệu hóa hạ tầng chiến lược chủ chốt của Nga.

Nga bóc tách mục tiêu thực sự của loạt cơ quan chiến tranh mạng NATO tại Balkan - Ảnh 1.

Các nhân viên trong một cơ quan của NATO (ảnh: AFP)

"Trung tâm viễn thông chiến lược NATO tại Riga và Trung tâm hợp tác phòng thủ mạng tại Tallinn có mục đích tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin quy mô lớn… Nhiệm vụ chủ chốt của các cơ quan này là vô hiệu hóa các hạ tầng cơ sở trọng yếu thuộc về đối thủ của họ - mà ở đây chủ yếu là nước Nga – bằng cách gây ảnh hưởng tới các chức năng của của những hệ thống công, tổ chức tài chính, công ty, trạm phát năng lượng, nhà ga và sân bay", ông Popov nói.

Quan chức Nga cũng cho biết thêm, NATO đang khôi phục hệ thống tái triển khai quân lính xuyên đại tây dương, từ Mỹ và Canada tới châu Âu, và gần với biên giới của Nga.

"Hệ thống tái triển khai quân lính xuyên đại tây dương từ Mỹ, Canada tới châu Âu liên quan tới việc triển khai các đơn vị quân sự quy mô lớn của liên minh tới gần với biên giới của Nga – từng tồn tại trong thời Chiến tranh lạnh, giờ đây đang được khôi phục", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, lực lượng vũ trang các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) sẽ tổ chức một số cuộc tập trận chung lớn trong năm 2019.

"Hơn 40 sự kiện khác nhau đã được lên kế hoạch diễn ra trong năm nay", ông Popov tiết lộ.

Ông cũng cho biết thêm, các cuộc tập trận sẽ hướng tới phát triển Lực lượng phản ứng nhanh tập thể CSTO, các hệ thống quản trị quân sự cũng như quy trình hoạt động và duy trì của chúng.

CSTO bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan – trong vai trò các thành viên chính thức. Afghanistan và Serbia là hai nước quan sát.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ