• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga đang chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov hoàn toàn mới: Đột phá lớn

An ninh trật tự 13/09/2020 11:41

(Tổ Quốc) - Lục quân Nga trong những năm tới sẽ tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov điều khiển bằng laser, thay thế các tổ hợp phòng không tầm gần cũ đã có từ thời Liên Xô.

Thông tin này do tờ Izvestia (Nga) đăng tải dựa vào nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga, đồng thời lưu ý rằng ban đầu, những tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov mới dự định được trang bị cho Binh chủng Đổ bộ đường không, nhưng sau đó Bộ Quốc phòng quyết định hoàn thiện mẫu mới này để phục vụ cho nhu cầu của Lục quân.

Công tác thiết kế-thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov để phù hợp với nhu cầu của Lục quân và thử nghiệm thực chiến theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, dự kiến sẽ được triển khai ngay trong năm 2020 này.

Tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov dành cho Lục quân sẽ được gắn trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, còn dành cho đổ bộ đường không - trên khung gầm xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M, điều giúp cho việc đổ bộ tổ hợp này bằng dù là khả thi.

Các nhiệm vụ của tổ hợp sẽ gồm bảo vệ binh lính và vũ khí trang bị trước sự tấn công của vũ khí chính xác cao và UAV của đối phương trong cả hành tiến lẫn tại trận địa cố định.

Bên cạnh đó, nếu phiên bản Ptitzelov dành cho lính dù sẽ được trang bị các tên lửa thông thường, thì phiên bản "lục quân" dự kiến sẽ được trang bị các loại đạn tầm xa hơn.

Tổ hợp "Ptitzelov" sẽ được trang bị trạm quan sát toàn cảnh định vị-quang học có khả năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm và không bị radar của đối phương phát hiện.

Phương pháp sục sạo trinh sát mục tiêu này đã được thiết lập trên những tổ hợp tên lửa phòng không "Strela", mà dự kiến sẽ được thay thể bằng tên lửa phòng không Ptitzelov hiện đại hơn.

Tuy nhiên, tổ hợp tên lửa phòng không mới sẽ khác biệt bởi hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại hơn với kênh chiếu xạ bằng laser, cũng như những tên lửa hoàn thiện và sức công phá mạnh hơn.

Izvestia cũng lưu ý rằng hiện nay, Lục quân Nga được trang bị các loại tổ hợp phòng không tầm ngắn - pháo tự hành ZSU-23-4M "Shilka", pháo-tên lửa phòng không "Tunguska", tên lửa "Tor", "Osa", "Strela-10", mà nhiều tổ hợp trong số đó tương lai có thể sẽ được thay thế bằng "Ptitzelov".

Nga đang chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không Ptitzelov hoàn toàn mới: Đột phá lớn - Ảnh 2.

Chuyên gia Victor Mukharovsky

Như chuyên gia quân sự Victor Mukharovsky chia sẻ với "Izvestia", tổ hợp phòng không Strela-10 của Nga chỉ có kênh điều khiển bằng quang học chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết bình thường, nhưng trong các trường hợp khác lại cho thấy tính hiệu quả thấp. Thêm vào đó Strela-10 có tầm hoạt động bị hạn chế.

Những tổ hợp này được thiết kể để bảo vệ những khẩu đội phòng không của các trung đoàn xe tăng và cơ giới ở ngay trong khu vực tác chiến, trước mọi phương tiện tấn công từ trên không - từ các UAV vũ trang, trực thăng chiến thuật và những cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao của địch.

"Về bản chất của vấn đề, khu vực mà các tổ hợp này hoạt động ở bên trong - đó là phòng tuyến và lớp bảo vệ cuối cùng của các đơn vị lục quân.

Ở đó cần phải có những phương tiện hiện đại. Thậm chí hơn thế nữa, cần phải có sự liên kết của tổ hợp pháo phòng không với tên lửa phòng không.

Với vai trò pháo phòng không cấu thành có thể sẽ là khẩu "Derivatzia-PVO" với pháo tự động cỡ nòng 57mm", chuyên gia Mukharovsky cho biết.

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ