• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga-Trung ưu tiên trỗi dậy Địa Trung Hải: Mỹ đối mặt với nhiều thách thức?

Thế giới 15/11/2018 22:11

(Tổ Quốc) - Việc tiếp cận biển Địa Trung Hải, Nga và Trung Quốc đang tăng cường gia tăng ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế.

Sự trỗi dậy khu vực Địa Trung Hải

Mỹ và các đồng minh NATO vẫn tiếp tục tăng cường nhiều thách thức tại khu vực Địa Trung Hải trong Chiến lược an ninh quốc gia 2018 bởi các động thái gia tăng các thách thức gần đây của Nga và Trung Quốc. Việc triển khai tàu chiến của Nga gần Syria cùng với sức mạnh quân sự Trung Quốc hợp lực đã khiến cho châu Âu ảnh hưởng ít nhiều. Theo tờ National interest, Mỹ sẽ cần phải tập trung các nỗ lực nhằm đối phó với một nước Nga hồi sinh và một Trung Quốc đang lớn mạnh dần. Điều đó rõ ràng rằng, sự tập trung của các cường quốc đang đồn về khu vực Địa Trung Hải.

Nga-Trung ưu tiên trỗi dậy Địa Trung Hải: Mỹ đối mặt với nhiều thách thức? - Ảnh 1.

Sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc tại Địa Trung Hải. Ảnh: National Interest

Địa Trung Hải đang là cửa ngõ chiến lược và kinh tế của ba khu vực. Việc tiếp cận biển Địa Trung Hải đối với thế giới, cả Nga và Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế thông qua các quyết định kinh tế, ngoại giao và an ninh của các quốc gia khác. Việc tiếp cận Vịnh Ba Tư từ bờ biển phía Đông của Mỹ thông qua Biển Địa Trng Hải và kênh đào Suez là một ví dụ.

Đầu tiên, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu can thiệp vào mất ổn định tại phía đông Địa Trung Hải. Điều này khiến cho các đồng minh và đối tác Mỹ lo lắng, đặc biệt các lo lắng về lợi ích kinh tế. Hai là, Moscow và Bắc Kinh đang đánh cược rằng, Địa Trung Hải là điểm dừng lý tưởng gây sức ép xa và sâu rộng đối với chính sách của Mỹ, bao gồm khả năng của Mỹ nhằm phản ứng với các thách thức từ Iran hay từ các tổ chức cực đoan bạo lực (VEOs) tại Trung Đông và Bắc Phi.

Các mối đe dọa này có tiếp tục tạo nên xung đột tại Địa Trung Hải đồng thời cũng liên quan đến Mỹ, NATO và các quốc gia đối tác. Các nền kinh tế lớn có thể tính đến gắn kết tại khu vực Địa Trung Hải và xem đây là sự đầu tư khôn ngoan.

Dưới sự bảo trợ về việc duy trì ổn định Trung Đông, Nga đã tích cực ngăn chặn liên quan của Liên Hợp Quốc trong nội chiến Syria. Với sự hợp tác với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công thường xuyên đối phó với khủng bố IS. Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nói rằng: "Sự thật rằng, chúng ta đã đánh bại khủng bố IS là quan trọng cho Syria, Nga và toàn thế giới".

Tờ National interest cho rằng, sự quan tâm của Nga trong cuộc chiến chống IS, cho dù là chân thành hay chỉ là công cụ lợi dụng thì đều cho họ vị trí hiện diện cần thiết tại phía đông Trung Đông. Việc hỗ trợ Nga của Tổng thống Assad đã mở đường cho việc thuê và mở rộng căn cứ hải quân Tartus – cảng nước ấm duy nhất của Nga.

Nga cũng đã đầu tư mạnh vào Hy Lạp, Cyprus, Ai Cập và Algeria với hi vọng mở rộng sự hiện diện khả năng quân sự của mình. Thêm vào đó, điều này cũng có thể khiến cho lực lượng Mỹ gặp rủi ro với các tên lửa hành trình chống tàu, radar tìm kiếm và các hệ thống phòng thủ S-300 ở phía Đông Bắc Địa Trung Hải. Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng nhấn mạnh rằng, khu vực Địa Trung Hải là cốt lõi của tất cả các mối nguy hiểm thiết yếu cho lợi ích quốc gia Nga.

Tuy nhiên, ông Sergei Shoigu cũng chỉ ra rằng, Nga có thể đưa lực lượng hải quân trở lại Địa Trung Hải – vùng nước mà họ đã nắm rõ địa bàn trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nga đã tiến hành tập trận hải quân quy mô lớn nhất tại biển Địa Trung Hải kể từ khi liên bang Xô Viết sụp đổ vào ngày 1-8/9 và hiện tại, Nga cho biết, họ liên tục triển khai tàu khu trục mới với các tên lửa hành trình Kalibr đến biển Địa Trung Hải vào ngày 5/11 – chỉ vài tháng sau khi Moscow tăng cường lực lượng hải quân ngoài khơi bờ biển Syria.

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng Địa Trung Hải

Cùng thời gian, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố chiến dịch cải cách lớn nhất. Trong tầm nhìn kinh tế cho Trung Quốc với sáng kiến "Vành đai – Con đường", Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi thúc đẩy kết nối khu vực và thúc đẩy một tương lai tươi sáng hơn. Việc mua lại các cảng Hy Lạp, Ai Cập, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel dường như muốn thúc đẩy vị trí lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Các cơ hội thương mại song phương cùng với các dự án hạ tầng sẽ nhân rộng hơn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Địa Trung Hải. Phương án thay thế của Trung Quốc hứa hẹn kết quả nhanh chóng và ít phiền toái hơn so với các hợp đồng và tính minh bạch thường thấy ở phương Tây. Điều này đang đe dọa lợi ích Mỹ lâu dài trong khu vực khi Chủ tịch Tập Cận Bình liên tục thúc đẩy hợp tác với các nước có tiềm năng tài chính nhằm thúc đẩy lớn mạnh của Trung Quốc mà không cần sự tham gia của Mỹ.

Các thách thức từ lực lượng cực đoan và chính quyền Iran được xem là bí mật cho Trung Quốc. Các thủ lĩnh của Iran liên tục thực hiện các bước nhằm giữ vững vị trí của mình và tiếp tục mong muốn dài lâu trong khu vực. Việc tập trung của chính quyền Iran tại khu vực có thể bị lấy thước đo bằng máu tại Syria; việc xây dựng căn cứ quân sự theo nhiều năm đồng thời hỗ trợ tài chính cho lực lượng Hamas, Hezbollah và Houthi.

Mỹ sẽ cần phải sử dụng nguồn lực ngoại giao, chia sẻ thông tin, hợp tác quân sự và đầu tư kinh tế tại khu vực Địa Trung Hải. Cũng giống như Nga và Trung Quốc luôn chọn vùng biển này và châu Âu như một uy tiên.

Cho dù định hướng mà Mỹ lựa chọn ở Đông Địa Trung Hải là như thế nào thì các đối thủ địa chính trị sẽ không chờ đợi Mỹ. Tờ National Interest cho rằng, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng các thách thức đối với lợi ích Mỹ cùng với đó là ảnh hưởng của Iran trong khu vực đang làm cho mọi thứ trở nên hỗn loạn và không chắc chắn trong tương lai gần.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ