• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Ngày tàn” NATO: siêu cường châu Âu đồng loạt “ra riêng”?

Thế giới 26/06/2018 07:53

(Tổ Quốc) - Theo Newsweek, ít nhất 9 thành viên của Liên minh châu Âu đã đồng ý thành lập một lực lượng quân sự can thiệp chung tại châu Âu.

Còn có tên gọi là “Sáng kiến can thiệp châu Âu”, nỗ lực trên được khởi xướng bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhận được sự ủng hộ của Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Lực lượng can thiệp sẽ hoạt động bên ngoài cơ cấu chung của EU. Đó là lý do tại sao Anh tham gia sáng kiến, bất chấp việc nước này không còn là một thành viên của EU. Ban đầu, Ý cũng có ý định “bật đèn xanh” cho sáng kiến trên, tuy nhiên, giờ đây chính phủ dân tuý mới của Ý lại tỏ ra khá lưỡng lự.

Theo một số nhà phân tích, sự ra đời của “Sáng kiến can thiệp châu Âu” là do các nước châu Âu không còn tin tưởng rằng, NATO có thể bảo vệ họ, đặc biệt là sau những chỉ trích liên tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các quan chức NATO cũng đã bày tỏ lo ngại về khả năng sáng kiến sẽ phá hoại Hiệp ước quân sự hoặc tạo ra những thể chế hoạt động song song.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia còn cân nhắc việc lực lượng can thiệp mới sẽ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Pháp, cụ thể là Tổng thống Macron. Hiện tại, kế hoạch cụ thể về phương thức hoạt động của sáng kiến cũng khá mơ hồ. Ông Macron mới chỉ đưa ra ý tưởng này trong một bài phát biểu vào tháng 9 năm ngoái.

“Rõ ràng là có sự thiếu rõ ràng trong những gì mà ông Macron đang đề xuất,” Nick Witney, một học giả cấp cao tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, viết. “Trong bài phát biểu của mình, ông Macron tuyên bố rằng: ‘Trong giai đoạn đầu thập kỷ tới, châu Âu cần phải thiết lập một lực lượng can thiệp chung, một ngân sách quốc phòng chung và một học thuyết hành động chung’. Tuy nhiên những mô tả của ông ấy lại tỏ ra không đủ tham vọng khi kêu gọi một sáng kiến ‘nhắm tới việc phát triển một nền văn hoá chiến lược chia sẻ’”.

Theo Witney, đề xuất của ông Macron tương tự như Erasmus – một chương trình trao đổi giáo dục của Uỷ ban châu Âu, nhưng lần này là trong lĩnh vực quân sự.

“Sáng kiến Can thiệp châu Âu” cho phép các phản ứng quân sự chung bên ngoài khuôn khổ hoạt động của cả EU và NATO. Trong khi đó, EU cũng đang nghiên cứu một sáng kiến quốc phòng của riêng mình mang tên “Chính sách An ninh và Quốc phòng chung”.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ