• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nguyên do Nga-Trung có thể gián đoạn bàn giao vũ khí khủng?

Thế giới 30/07/2020 17:17

(Tổ Quốc) - Việc Moscow dường như trì hoãn việc bàn giao hệ thống vũ khí S-400 cho Bắc Kinh đưa ra các phỏng đoán khác nhau về động thái này.

Theo tờ Asia Times, Moscow có thể sẽ ngừng chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa di động S-400 cho Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn tồn tại căng thẳng bởi nhiều tranh cãi khác nhau.

Nguyên do Nga-Trung có thể gián đoạn bàn giao vũ khí khủng? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Twitter

Giới quan sát đặt ra nghi ngờ phải chăng các rạn nứt xuất hiện trong mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc diễn ra kể từ sau cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

Moscow hiện là đồng minh quan trọng nhất của Bắc Kinh vì cả hai đều phải đối mặt với căng thẳng từ Washington. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh cả hai nhà lãnh đạo đều tìm cách duy trì quyền lực và thúc đẩy lợi ích địa chiến lược.

Tuy nhiên, việc trì hoãn quá trình vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không di động S-400 Triumf tối tân của Moscow kể từ tháng Một có thể là tín hiệu có phần đi xuống trong quan hệ hai nước, giới quan sát nhận định.

Các cổng thông tin của Trung Quốc, bao gồm cả NetEase và Sohu đã báo cáo về sự chậm trễ trong quá trình chuyển giao tên lửa di động S-400 của Nga cho quân đội Trung Quốc. Trích dẫn thông báo Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Bắc Kinh tại Moscow, ông Zhang Hanhui cho biết, quá trình gián đoạn vận chuyển vũ khí có thể xuất phát từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng quan hệ quân sự và các thỏa thuận vũ khí giữa Trung Quốc và Nga vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh toàn cầu.

Theo tờ The Asia Times, hệ thống tên lửa phòng không S-400 được biết đến là loại tên lửa tầm xa được Bắc Kinh đặc biệt chú ý và đặt mua thành công trong thỏa thuận vũ khí với Nga. Hệ thống tên lửa S-400 được đánh giá là có thể cùng lúc tấn công 36 mục tiêu.

Vào năm 2014, Bắc Kinh đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua hệ thống S-400 siêu thanh được chào bán với giá 300 triệu mỗi đơn vị phóng. Hệ thống này sẽ giúp Trung Quốc tăng thêm sức mạnh quân sự và kết hợp với các máy bay chiến đấu như F-16 dọc theo bờ biển đảo Thái Bình Dương.

NetEase đã thông báo rằng Bắc Kinh bày tỏ sự cảm thông sau khi việc sản xuất S-400 bị gián đoạn vì dịch bệnh tại Nga. Tuy nhiên, dịch bệnh có thể không phải là yếu tố duy nhất làm gián đoạn quá trình chuyển giao vũ khí và hợp tác quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh.

Việc Bắc Kinh mua lại hệ thống S-400 ban đầu cho phép PLA vươn tới quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Năm 2018, Trung Quốc đã phóng thành công và bắn trúng mục tiêu với S-400 siêu thanh trong một cuộc tập trận ở phía Tây của Trung Quốc.

Theo tờ Asia Times, Moscow cũng từng cáo buộc việc Bắc Kinh có sao chép các nghiên cứu và công nghệ quốc phóng nhằm hạn chế phụ thuộc vào các sản phẩm quốc phòng của Nga. Các đơn đặt hàng của Trung Quốc từ lâu đã là cứu cánh cho các nhà cung cấp quốc phòng của Nga. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.

Trường hợp nổi bất nhất của Bắc Kinh là quá trình sản xuất máy bay J-20. Loại máy bay này do Tập đoàn công nghệ máy bay Thành Đô – nhà sản xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm đã tiến hành thử nghiệm các động cơ tự chế bao gồm cả Emei mô phỏng theo thiết kế của Nga nhằm thúc đẩy dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc. J-20 trước đây đã từng phát triển theo động cơ phản lực cánh quạt Salyut-31 của Nga để có được không khí và phá vỡ rào cản âm thanh.

Trong khi quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn tồn tại các căng thẳng thì Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận vũ khí với lãnh đạo đồng cấp Ấn Độ - ông Rajnath Singh thúc đẩy nhanh chóng sản xuất và giao 5 bộ tên lửa S-400 mà Ấn Độ đã mua với giá 5.5 tỷ đôla vào năm 2018. Lô đầu tiên sẽ chuyển giao vào năm 2021.

Moscow cũng đã kiếm được khá nhiều các đơn đặt hàng từ New Delhi trong khi vẫn tiếp tục thu hút các hợp đồng vũ khí khác từ nước ngoài. Các công ty quân sự Nga được biết đến là người thụ hưởng từ các hợp đồng với Ấn Độ sau các xung đột với Trung Quốc ở dãy núi Himalaya.

Danh sách mua bán vũ khí trị giá 2.4 tỷ đôla của New Delhi bao gồm 21 máy bay MiG-29, 12 máy bay phản lực Su-30, nâng cấp lên thành 59 chiếc MiG-29 cùng với hơn 200 tên lửa không đối không.

Các thỏa thuận mua bán vũ khí lớn đã khiến cho cư dân mạng Trung Quốc có phản ứng. Nhiều bài đăng tải trên mạng xã hội WeChat và Weibo đã lên tiếng chỉ trích Nga.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ