• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhà văn đối thoại với tiến sĩ khảo cổ về bảo tồn di sản đô thị

03/07/2017 08:07

Quá trình phát triển đô thị hiện nay ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là những bài toán với nhiều kết quả khác nhau. Đặc biệt là việc khiến các nhà quản lý văn hóa lẫn các kiến trúc sư phải suy nghĩ nhiều nhất chính là việc bảo tồn các di sản trong quá trình phát triển.

Quá trình phát triển đô thị hiện nay ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là những bài toán với nhiều kết quả khác nhau. Đặc biệt là việc khiến các nhà quản lý văn hóa lẫn các kiến trúc sư phải suy nghĩ nhiều nhất chính là việc bảo tồn các di sản trong quá trình phát triển.

Phố Paul - Bert thời xưa, nay là phố Tràng Tiền. (Ảnh: mariecurie)



Để chia sẻ những kinh nghiệm của một người nghiên cứu lâu năm về những giá trị của di sản trong quá trình phát triển đô thị, điển hình là Tp. Hồ Chí Minh, cũng như góp phần bảo tồn những di sản quý đó, Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu sẽ có buổi trò chuyện về việc bảo tồn di sản đô thị trong quá trình hiện đại hóa vào lúc 14g30 ngày 03/7 tại Cà phê Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Trương Quý, người từng theo học ngành kiến trúc và nghiên cứu, viết nhiều về kiến trúc đô thị của Hà Nội cũng sẽ hiện diện trong buổi trò chuyện với tư cách khách mời, đối thoại trực tiếp với TS. Nguyễn Thị Hậu.



Tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng không phải là một đường thẳng, bằng phẳng với xu hướng tích cực mà như con đường bị đào xới và dựng nhiều “lô cốt” làm phát sinh không ít những vấn đề nan giải, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải có tầm nhìn và chính sách để “phát triển bền vững”. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để xây dựng thành phố văn minh hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn những di sản văn hóa của đô thị.



Thực trạng “hiện đại hóa” ở các đô thị bằng cách xóa bỏ những dấu tích xưa cũ là “hồn cốt” của các đô thị diễn ra dồn dập trong nhiều năm gần đây đã gióng lên tiếng chuông báo động: di sản văn hóa vật thể không được bảo tồn thì di sản văn hóa phi vật thể cũng không thể duy trì. Dấu tích xưa cũ không còn thì ký ức, tình cảm con người đối với đô thị không thể lưu truyền mãi mãi.



Từ đầu những năm 2000 đến nay, mâu thuẫn này càng gay gắt: giữa “phát triển” hay “bảo tồn” di sản, giữa lợi ích “tiền trao cháo múc” của nhà đầu tư hay lợi ích “giá trị tinh thần” lâu bền của cộng đồng, về vai trò “làm chủ” đô thị - của chính quyền hay cộng đồng.



Trong buổi nói chuyện, TS. Nguyễn Thị Hậu sẽ phân tích những mâu thuẫn trên từ trường hợp Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, một đô thị đứng trước những thách thức khó khăn quá lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa đô thị./.



Theo Tổ quốc
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ