Đại hội Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội chính thức khai mạc sáng 7.12 (trước đó là đại hội nội bộ một ngày). Dù mong muốn bao giờ cũng có khoảng cách so với thực tế thì cũng phải khẳng định: Nhiếp ảnh Hà Nội đã góp một tiếng nói nhỏ bé làm nên diện mạo, sắc thái của văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Đại hội Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội chính thức khai mạc sáng 7.12 (trước đó là đại hội nội bộ một ngày). Dù mong muốn bao giờ cũng có khoảng cách so với thực tế thì cũng phải khẳng định: Nhiếp ảnh Hà Nội đã góp một tiếng nói nhỏ bé làm nên diện mạo, sắc thái của văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Chiều đứng
Tôi không muốn nói đến chiều ngang của nhiếp ảnh thủ đô trong những năm qua. Bởi những con số là nhiều, là ý nghĩa nhưng nhiều khi cũng chẳng là gì. Bởi cái làm nên diện mạo của một ngành nghệ thuật còn gì khác hơn là dấu ấn của những phong cách nghệ sĩ.
Con phố Trần Quốc Toản. Trong buổi chiều mùa đông mưa rét ngồi hầu chuyện lão nghệ sĩ Lê Vượng trong ngôi nhà nhỏ mà cứ nghĩ miên man. Ông hào hứng khoe với tôi những tấm ảnh mới chụp ở Hà Giang,
Không thấy ở đây dấu vết của một lối nhìn xưa cũ, mà đây đó vẫn là tiếng reo vui trước những cảnh đẹp, tình người ấm áp mà càng đi, ông càng bị hấp dẫn, lôi cuốn và muốn khám phá. Khám phá đi sâu vào bản thể. Sự hồn nhiên không bị tước đoạt theo năm tháng mà vẫn hiện diện nơi đây ở cái nhìn trong trẻo.
Nhà nhiếp ảnh Lê Vượng có thể dành hàng giờ để nói về cái đẹp, về nghệ thuật và sự kết hợp tuyệt vời giữa hội hoạ và nhiếp ảnh. Ông mừng vui với những khám phá táo bạo của nhiều bạn trẻ, nhưng ngao ngán với sự thụt lùi, giẫm đạp lên tư duy của ai đó ”sốt ruột” vì danh tiếng mà đánh mất mình…
Đi mấy bước chân sang nhà Quang Phùng lại bắt gặp một niềm say mê ở một mảng đề tài khác. Ai ngờ tuổi như ông mà vẫn làm bao trai trẻ phải thở dài khi chứng kiến những tấm ảnh đậm chất báo chí, tài liệu của ông về những đề tài nóng như ma tuý, mại dâm... Ông xót xa trước những vẻ đẹp Hà Nội bị mất dần đi, ngậm ngùi khi mặt trái kinh tế thị trường tàn phá dấu ấn xưa cũ của thủ đô.
Những cuốn album dày đóng thành từng tập của ông về những phố xưa Hà Nội của một người yêu Hà Nội, của người sẵn sàng đánh đổi tất cả để giữ lấy những hình ảnh cho mai sau...
Dừng chân ở phố Tô Hiến Thành..., nhà nhiếp ảnh Mai
Mới đây, nhà nhiếp ảnh Đinh Quang Thành lại tổ chức triển lãm cá nhân về những người công nhân xây dựng trên công trường...
Như thế là HN có cả một lớp nghệ sĩ tuổi đã cao vẫn hăng say sáng tạo, làm nên bề dày của nhiếp ảnh thủ đô. Đó là chưa kể những nhà nhiếp ảnh tài tử chụp về Hà Nội xưa, về những ngày giải phóng thủ đô...
Họ đã góp phần làm nên một không gian nghệ thuật của kẻ sĩ Bắc Hà... Và đó chính là niềm tự hào của nhiếp ảnh HN.
Một thoáng ảm đạm
Lật giở xem các cuộc triển lãm Hà Nội thì thấy luôn tổ chức định kỳ vào dịp chào mừng Ngày Giải phóng thủ đô hằng năm.
Theo thời gian, số người tham gia cứ đông dần lên. Không chỉ các nhà nhiếp ảnh HN mà các nhà nhiếp ảnh các tỉnh, thành khác cũng hào hứng tham gia. Hà Nội vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhưng nhìn vào các giải thưởng, không nhiều niềm vui. Sự tiếp nối của lớp trẻ là có nhưng không tạo thành dòng chảy. Những gương mặt trẻ thật sự có phong cách riêng là ai đây?
Một số triển lãm cá nhân của lớp trẻ tổ chức có những bứt phá sáng tạo, nhưng để khẳng định đó là một phong cách thì vẫn còn phải đợi thời gian. Một trong những nguyên nhân chính là vì sự thất thường của chính tác giả.
Chợt nghĩ, phải chăng nhiếp ảnh HN hôm nay đang thiếu một không gian sáng tạo, thiếu những tình bạn tri kỷ trong nghệ thuật, để làm nên một không khí sáng tác như hồi xưa?
(Theo L Đ)